Phình động mạch chủ là sự gia tăng về mặt kích thước khu trú động mạch chủ theo dạng hình túi hoặc hình thoi, mà nguyên nhân gây ra là do một điểm yếu trên thành mạch. Khi đường kính ngang của động mạch tăng lên trên 50% so với kích thường bình thường thì được gọi là phình động mạch chủ. Bệnh thường diễn biến đa dạng, tiên lượng nặng nếu không điều trị kịp thời.
Đặt stent graft là một trong những phương thức điều trị phình động mạch chủ được ưu tiên lựa chọn hiện nay.
1. Đặt Stent graft là gì?
Đặt Stent graft là phương thức điều trị can thiệp nội mạch, tức là can thiệp qua đường ống thông. Kỹ thuật sử dụng đoạn stent graft để loại trừ đoạn động mạch bị phình, giảm nguy cơ vỡ và giúp điều chỉnh dòng chảy trong lòng mạch đúng như giải phẫu.
Áp dụng kỹ thuật stent graft trong điều trị bệnh lý phình động mạch chủ giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật và nằm viện, đồng thời mang lại kết quả vượt trội hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
2. Đặt stent graft trong trường hợp nào?
Đặt stent graft trong trường hợp nào?
Chỉ định can thiệp đặt stent graft với các trường hợp sau:
Phình động mạch chủ ngực với đường kính trên 5.5cm (nam) và trên 5.0cm (nữ), hoặc tiến triển nhanh trên 5 mm trong vòng 1 năm và/hoặc có biến chứng tách thành động mạch chủ.Tách thành động mạch chủ type B cấp (đường vào từ động mạch chủ xuống, trong vòng 2 tuần) có biến chứng bao gồm: vỡ động mạch chủ vào khoang màng phổi, khoang màng ngoài tim, thiếu máu các tạng, giãn lớn động mạch chủ, đau ngực không khống chế được hoặc tăng huyết áp nặng không khống chế được
Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận: đường kính > 5,5 mm; hoặc tiến triển nhanh trên 5 mm/năm; hoặc có biến chứng gây tách thành, dọa vỡ…Giả phình động mạch chủ sau chấn thương hay do nguyên nhân nhiễm khuẩn…Hình thái giải phẫu phù hợp cho việc đặt được stent graft: vị trí chỗ lành (vùng động mạch chủ chỗ tiếp giáp với vị trí tổn thương) phải đủ dài > 2 cm và ổn định, không bị tổn thương để có thể gắn đầu stent graft vào đó. Đối với động mạch chủ ngực, khoảng cách từ chỗ tổn thương đến sau chỗ xuất phát từ động mạch dưới đòn trái là trên 2 cm. Đối với phình động mạch chủ bụng, cổ túi phình (tính từ điểm đầu của chỗ phình tới dưới xuất phát động mạch thận thấp nhất) > 1,5 cm.
Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân sau không thể áp dụng can thiệp nội mạch:
Tách thành động mạch chủ tuýp A.Phình động mạch chủ lên.Bệnh lý động mạch chủ đoạn quai chưa được phẫu thuật gom các nhánh động mạch cảnh.Vùng bệnh lý quá gần các nhánh động mạch trọng yếu mà không có phương án khắc phục trước.Người bệnh có bệnh mạch máu làm cản trở đường vào (bệnh mạch đùi-chậu,…).Nhiễm trùng chưa kiểm soát được.Bệnh lý rối loạn đông máu….
3. Kỹ thuật đặt stent graft được tiến hành thế nào?
Để tiến hành phương pháp can thiệp nội mạch, người bệnh cần phải chụp cắt lớp vi tính hệ thống động mạch chủ ngực và bụng để đánh giá tổn thương và giúp bác sĩ đưa ra chỉ định và lập kế hoạch can thiệp phù hợp;
Ngoài ra, bệnh nhân còn được khám, xét nghiệm để đánh giá tổn thương động mạch cũng như các bệnh lý kèm theo
Khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân không cần phải gây mê mà chỉ được gây tê tại chỗ tại vùng bẹn, nơi đâm kim chọc mạch
Stent graft được đưa vào đúng vị trí tổn thương dưới hướng dẫn của màng hình tăng sáng. Tùy thuộc vào hình thái và kích thước đoạn mạch bị tổn thương, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 mảnh graft;
Thời gian tiến hành can thiệp là khoảng từ 1 – 3 giờ.
Kỹ thuật đặt stent graft được tiến hành thế nào?
4. Theo dõi sau khi đặt stent graft
Sau can thiệp, bệnh nhân lưu viện để theo dõi các biến chứng sớm thủ thuật, với thời gian nằm viện trung bình là 2 – 3 ngày.Bệnh nhân sẽ được hẹn kiểm tra định kỳ sau khi điều trị phình động mạch chủ. Bệnh nhân được theo dõi bằng CT – scan để kiểm tra chắc chắn vị trí stent trong động mạch chủ cũng như không phát sinh thêm tổn thương mới.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn