Chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để thực hiện các thủ thuật phẫu thuật trong khoang bụng, sử dụng các dụng cụ nội soi ổ bụng chuyên dụng được đưa vào thông qua các vết mổ nhỏ thực hiện trên thành bụng. Nội soi ổ bụng chẩn đoán thường là thủ thuật chẩn đoán ưu tiên cho hầu hết các phẫu thuật tiêu hóa và phụ khoa; tuy nhiên, lại có một số chống chỉ định nhất định, như ở những bệnh nhân bị sốc, suy tim, phổi và trong những trường hợp giãn quai ruột, viêm phúc mạc thủng.

1. Tổng quan về các chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng

Các ứng dụng của phẫu thuật bụng xâm lấn tối thiểu tiếp tục phát triển. Theo đó, khi phẫu thuật nội soi ngày càng tiên tiến và được áp dụng rộng rãi hơn, các chống chỉ định tuyệt đối với nội soi ổ bụng đang ngày càng thu hẹp dần. Tuy nhiên, tổn thương không mong muốn đối với bệnh nhân có thể xảy ra khi bác sĩ phẫu thuật vượt quá giới hạn của phẫu thuật nội soi và kỹ năng thao tác của từng phẫu thuật viên.

Trong đó, có lẽ hạn chế khó nhận ra nhất đối với các bác sĩ phẫu thuật là ranh giới về khả năng, kỹ năng mổ nội soi trong phạm vi tổn thương của bệnh lý. Ngoài ra, những hạn chế về mặt kỹ thuật, thiết bị và dụng cụ nội soi ổ bụng cũng nên được coi là chống chỉ định tiếp theo đối với các thủ thuật nội soi nâng cao.

Song song đó, hạn chế của bệnh nhân đối với nội soi ổ bụng chẩn đoán có thể là các đặc điểm về cả giải phẫu và sinh lý. Những cân nhắc bất lợi về giải phẫu bao gồm khó tiếp cận ổ bụng, làm trống không gian phúc mạc, phì đại cơ quan, bơm căng ruột và khả năng giao rắc tế bào ung thư. Sinh lý học cũng góp phần là những trở ngại đối với nội soi ổ bụng an toàn bao gồm mang thai, tăng áp lực nội sọ, bất thường của cung lượng tim và trao đổi khí ở phổi, bệnh gan mãn tính và rối loạn đông máu.

Tuy nhiên, nhìn chung, trong khi nhiều điều kiện nêu trên trước đây được xem là chống chỉ định tuyệt đối của nội soi ổ bụng thì hiện nay chúng đã trở thành là chống chỉ định tương đối, tăng nâng cao những ưu điểm của kỹ thuật nội soi.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý khoang bụng

2. Chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng do các giới hạn sinh lý

2.1 Chức năng hô hấp

Ứ khí CO2 và giảm thông khí: Trong khi nội soi, phẫu trường là khoang bụng được bơm căng với khí CO2 nên sẽ gây ra hai vấn đề tiềm ẩn. Đầu tiên, sự hấp thụ CO2 qua bề mặt phúc mạc có thể gây ra nhiễm toan hô hấp. Thứ hai, sự tăng áp lực trong ổ bụng qua cơ hoành bị liệt sẽ làm tăng áp lực trong lồng ngực. Cả hai vấn đề này sẽ là gánh nặng cho chức năng hô hấp; theo đó, mổ nội soi ổ bụng sẽ là chống chỉ định tương đối tùy mỗi trường hợp ở những bệnh nhân có dự trữ phổi kém, người béo phì, bệnh phổi mạn.

2.2 Chức năng tim mạch và tuần hoàn

Giảm hồi lưu tĩnh mạch và nhiễm toan chuyển hóa: Sự trở lại của máu tĩnh mạch về tim giảm để đáp ứng với tình trạng thiếu khí màng bụng cũng như vì khoang bụng đang được bơm căng phồng. Hệ quả là cung lượng tim giảm, sẽ làm nhiễm toan chuyển hóa (lactic) do giảm tưới máu phủ tạng. Theo đó, chức năng co bóp của tim kém sẽ là chống chỉ định tương đối tùy mỗi trường hợp của mổ nội soi ổ bụng.Xuất huyết và sốc: Bệnh nhân bị bệnh tim nặng hoặc giảm thể tích tuần hoàn nặng, không bù dịch tốt sẽ khiến cho cung lượng tim giảm mạnh là chống chỉ định nội soi ổ bụng. Mặc dù nội soi ổ bụng đã được khuyến cáo như một công cụ chẩn đoán ở một số bệnh nhân trong khoa chăm sóc đặc biệt, phương pháp này lại không nên thực hiện ở những bệnh nhân có biểu hiện sốc, đặc biệt là do xuất huyết cấp tính.

2.3 Áp lực nội sọ

Phẫu thuật nội soi có thể gây tăng áp lực nội sọ trong các thủ thuật vùng bụng dưới hoặc phụ khoa yêu cầu sử dụng vị trí Trendelenburg. Khi có nhiễm toan kèm theo, nội soi ổ bụng có thể gây tăng áp lực nội sọ nguy hiểm ở những bệnh nhân mẫn cảm, đặc biệt là những người bị chấn thương sọ não cấp tính nên trở thành chống chỉ định.

2.4 Rối loạn đông máu

Sự hiện diện của các tình trạng rối loạn đông máu đã biết từng được xem là một chống chỉ định của mổ nội soi. Tuy nhiên, điều này đã trở nên tương đối khi các kỹ thuật phẫu thuật được cải tiến và sự phát triển của các yếu tố đông máu tái tổ hợp.

Chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng

Trường hợp người bệnh bị rối loạn đông máu sẽ có chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng

3. Chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng do các giới hạn của phẫu thuật viên

Kỹ năng mổ nội soi và kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng rất quan trọng với các biến số phải được tính đến khi xem xét tính khả thi của từng thao tác xâm lấn tối thiểu cụ thể.

Ngoài ra, khi tiếp cận một ca khó, điều bắt buộc không chỉ bác sĩ ngoại khoa trực tiếp thao tác mà còn đòi hỏi là các trợ lý phẫu thuật phải có kinh nghiệm. Do đó, sự thiếu kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật hoặc trợ lý là một chống chỉ định tương đối cho các thủ thuật nội soi nâng cao.

Tóm lại, nội soi ổ bụng có một số lợi thế so với phẫu thuật mở bụng là các vết mổ được sử dụng nhỏ hơn nhiều, dẫn tới ít đau sau phẫu thuật, ít biến chứng hô hấp hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật khó khăn hơn về mặt kỹ thuật và các biến chứng như xuất huyết, chấn thương ruột khó kiểm soát bằng nội soi. Theo đó, cần lựa chọn bệnh nhân thích hợp và kỹ thuật phẫu thuật tốt, tránh các chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng nhằm giảm thiểu rủi ro và biến chứng của cuộc mổ.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn