Chọc hút dịch xoang bụng ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng

Khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn xơ gan cổ trướng, sức khỏe người bệnh sẽ ngày càng giảm sút, các cơn đau tức, khó chịu xuất hiện ngày càng nhiều. Lúc này phương pháp chọc hút dịch xoang bụng được các bác sĩ sử dụng để ngăn cẳn tình tạng trướng bụng làm bệnh nhân khó thở, vỡ tĩnh mạch thực quản.

1. Chỉ định chọc hút dịch xoang bụng

Chọc hút dịch xoang bụng là thủ thuật hút lấy dịch trong khoang màng bụng ra ngoài. Bình thường dịch này chỉ đủ làm trơn phúc mạc, được tiết ra và hấp thu vào trong hệ thống bạch huyết, tuy nhiên trong quá trình mắc bệnh xơ gan cổ trướng thì lượng dịch quá lớn trong khoang gọi là dịch cổ trướng.

Bình thường, dịch cổ trướng giống huyết thanh, trong và màu vàng nhạt, có thể chọc hút dịch xoang bụng để làm bệnh phẩm xét nghiệm và làm giảm áp lực trong ổ bụng do xuất hiện quá nhiều dịch. Bác sĩ phải làm thủ thuật này với sự hỗ trợ của điều dưỡng và tiến hành vô khuẩn một cách nghiêm ngặt.

Biểu hiện xơ gan cổ trướng như thế nào?

Chọc hút dịch xoang bụng giúp hút lượng dịch quá lớn trong ổ bụng

Chọc hút dịch xoang bụng được chỉ định khi:

Xác định cổ trướng trong trường hợp có ít dịch, biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng, còn kín đáo.Biết được bản chất của dịch cổ trướng: Dịch fibrin, mủ, máu; nhờ đó giúp cho chẩn đoán nguyên nhân gây tắc dịch ổ bụng.Chọc tháo khi cổ trướng quá căng do có nhiều dịch để bệnh nhân dễ thở và bác sĩ khám bệnh được dễ dàng.Chọc hút dịch xoang bụng có chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có cổ trướng do bệnh tim, thận, gan.Khi lấy số lượng dịch ra ít gọi là chọc dò, khi lấy số lượng nhiều gọi là chọc tháo dịch ổ bụng.Bơm thuốc vào khoang màng bụng trong các trường hợp cần điều trị.

2. Quy trình thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch xoang bụng

2.1 Bệnh nhân chuẩn bị

Giải thích cho bệnh nhân mục đích của thủ thuật chọc hút dịch xoang bụng.Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết như đi đại, tiểu tiện trước khi thực hành thủ thuật… Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.Nếu thủ thuật chọc hút dịch xoang bụng tiến hành tại giường bệnh, phải có bình phong che để không ảnh hưởng tới bệnh nhân khác.

2.2 Chuẩn bị dụng cụ

Điều dưỡng tiến hành đeo khẩu trang, đội mũ, rửa tay, đi găng tay. Dụng cụ vô khuẩn được chuẩn bị sẵn trong khay vô khuẩn và phủ khăn vô khuẩn. Hai kim chọc dò hoặc chọc tháo:

Kim chọc dò đường kính 1mm, dài 5 – 8cm.Kim chọc tháo đường kính 1,5 – 2mm, dài 5 – 9cm.

Chuẩn bị các dụng cụ vô khuẩn: Một bơm tiêm 5ml để gây tê, một bơm tiêm 20ml để hút dịch, một săng có lỗ, hai kìm kẹp săng, một kẹp Kocher có mấu, một kẹp Kocher không mấu, kìm bấm để bấm vết chọc sau khi rút kim, một móc bấm Michel.

Chuẩn bị các dụng cụ sạch: Lọ cồn iod, cồn 700, thuốc tê novocain hoặc lidocain 1 – 2%, cốc thủy tinh chứa 100ml nước cất đã hòa 2 giọt acid acetic để làm phản ứng rivalta. Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn, trong đó có một ống vô khuẩn, ghi rõ họ, tên tuổi bệnh nhân, khoa, phòng.

Vô trùng

Công tác chuẩn bị của bác sĩ trước khi thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch xoang bụng

2.3 Thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch xoang bụng

Đặt bệnh nhân nằm tư thế tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và tùy theo yêu cầu của bác sĩ; thường nằm ngửa bên chọc dịch sát với thành giường, kê một gối dưới lưng bên đối diện để bên chọc dịch thấp hơn; hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi; hoặc đặt bệnh nhân ngồi trên ghế tựa, chân đặt lên một ghế con.

Sát khuẩn vùng chọc: Kẻ một đường từ rốn tới gai chậu trước trên, chia đường này làm 3 phần, sát khuẩn điểm 1/3 ngoài. Bệnh nhân thường được chọc bên trái, ít khi chọc ở bên phải để tránh chọc vào manh tràng. Tuy nhiên, đôi khi chọc vào bên phải theo chỉ định của bác sĩ. Sát khuẩn 2 lần, lần đầu bằng cồn iod, lần sau bằng cồn 700.

Đổ cồn 700 để sát khuẩn tay bác sĩ.Chuẩn bị thuốc gây tê để bác sĩ hút thuốc tê thuận lợi và vô khuẩn.Khi bác sĩ gây tê, điều dưỡng theo dõi sắc mặt, mạch của bệnh nhân, động viên bệnh nhân.Điều dưỡng sát khuẩn tay, nhẹ nhàng đổ đốc kim vào lòng bàn tay bác sĩ.Khi dịch bắt đầu chảy đưa ống đựng kim để thầy thuốc cho thông nòng vào, đặt khay quả đậu hứng vài giọt dịch đầu bỏ đi.

Chọc hút dịch xoang bụng

Quy trình thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch xoang bụng

Hứng dịch vào ống nghiệm

Lấy vào 3 ống: xét nghiệm tế bào, vi khuẩn và sinh hóa.Ống nuôi cấy vi khuẩn phải đảm bảo vô khuẩn, đốt miệng ống nghiệm trước và sau khi lấy dịch bằng đèn cồn.

Làm phản ứng Rivalta tại giường

Cách làm: Nhỏ 2 – 4 giọt dịch vào cốc đựng 100ml nước cất và acid acetic.Kết quả: nếu thấy vẩn đục như khói thuốc lá lắng dần xuống đáy cốc thì phản ứng Rivalta dương tính. Nếu không thấy xuất hiện vẩn đục trong cốc thì phản ứng Rivalta âm tính.Phản ứng Rivalta dương tính: là dịch tiết, lượng protein trong dịch trên 30g/lít.Phản ứng Rivalta âm tính: là dịch thấm, lượng protein trong dịch dưới 30g/lít.

Thường xuyên theo dõi sắc mặt, mạch của bệnh nhân trong khi dẫn lưu dịch. Khi bác sĩ rút kim ra, điều dưỡng sát khuẩn nơi chọc, đặt gạc và băng lại.

Chọc hút dịch xoang bụng

Trong quá trình chọc hút dịch xoang bụng, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để tránh biến chứng

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên không chọc dịch; tiếp tục theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau khi chọc dò để phát hiện biến chứng.

Sắc mặt, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.Số lượng, tính chất, màu sắc dịch chảy ra.Dấu hiệu đau bụng hoặc bụng trướng.Ngất.Tình trạng nhiễm khuẩn.

Dán nhãn chính xác bệnh phẩm và gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Người bị xơ gan cổ trướng thường được áp dụng thủ thuật này nhằm tránh cho bệnh nhân bị biến chứng nặng ở vùng bụng. Thông thường, chuyên gia sẽ chỉ định lịch định kỳ đi hút dịch trong khoang bụng. Chọc hút dịch xoang bụng là biện pháp phổ biến các chuyên gia thường để làm giảm áp lực dịch cho người bị xơ gan cổ trướng.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn