Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 8 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nếu không có chỉ định và thời điểm phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây tử vong.
1. Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng tim có những dị dạng từ khi còn trong bào thai. Cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến cho hoạt động lẫn chức năng của tim bị ảnh hưởng, quá trình tuần hoàn máu của cơ thể cũng hoạt động bất thường. Bệnh tim bẩm sinh được xếp vào dạng dị tật bẩm sinh phổ biến thường gặp nhất, đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các ca dị tật bẩm sinh. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện thông qua kỹ thuật siêu âm ở tuần thai thứ 18.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng tim có những dị dạng từ khi còn trong bào thai
2. Một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp
Còn ống động mạch
Thông thường, ống động mạch tồn tại trong bào thai sẽ đóng lại trong vòng 2 tuần – 1 tháng đầu sau khi trẻ ra đời. Tuy nhiên, có những trường hợp ống không đóng lại sau thời gian trên, gọi là dị tật còn ống động mạch. Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ cao mắc dạng dị tật này.
Thông liên thất, thông liên nhĩ
Trên vách ngăn giữa hai buồng tâm nhĩ và/ hoặc tâm thất có xuất hiện lỗ thông bất thường. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ thông mà có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các lỗ thông liên thất, thông liên nhĩ kích thước rất nhỏ có thể chưa cần can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn cần theo dõi định kỳ. Ngược lại, các lỗ thông có kích thước lớn thì được phẫu thuật vá lỗ thông hoặc đóng lỗ thông bằng dụng cụ.
Hẹp eo động mạch chủ
Eo động mạch chủ hẹp bất thường dẫn đến quá trình bơm máu đi nuôi cơ thể bị cản trở.
Bất thường van tim
Một số trẻ sơ sinh bị hẹp van tim, hở van tim hoặc teo bịt van tim bẩm sinh cần được can thiệp hoặc phẫu thuật sớm.
Tứ chứng Fallot
Là tình trạng máu nuôi cơ thể là máu pha trộn do 4 bất thường tim bẩm sinh gây ra. Trẻ mắc tứ chứng Fallot thường có triệu chứng tím từ khi sinh ra với các mức độ khác nhau. Ngay từ những tháng đầu sau sinh, trẻ đã có thể được tiến hành điều trị bằng phẫu thuật sửa chữa.
3. Chỉ định và thời điểm phẫu thuật tim bẩm sinh
Không phải ai mắc bệnh tim bẩm sinh cũng cần phải thực hiện phẫu thuật
Không phải ai mắc bệnh tim bẩm sinh cũng cần phải thực hiện phẫu thuật. Nhìn chung có thể chia các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh thành 3 nhóm: Chưa cần phẫu thuật, cần phẫu thuật và không thể phẫu thuật được.
Chưa cần phẫu thuật: Nhóm này chỉ bao gồm 1 số ít các bệnh tim bẩm sinh ở giai đoạn sớm hoặc mức độ nhẹ như thông liên nhĩ lỗ nhỏ, thông liên thất lỗ nhỏ, hẹp hay hở nhẹ van tim chưa có biến chứng,… Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sát sao diễn biến tiến triển của bệnh. Cần phẫu thuật: Bao gồm đa số các trường hợp bệnh tim bẩm sinh hoặc khi bệnh đã tiến triển đến mức độ vừa và nặng hoặc có chỉ định phẫu thuật của bác sĩ ngay từ đầu. Cụ thể như: Tăng áp lực động mạch phổi, hở van động mạch chủ, hẹp nặng van động mạch chủ, hội chứng thiểu sản tim trái, hẹp eo động mạch chủ nặng, hoán vị đại động mạch, thân chung động mạch, APSI, APSO, bất thường tĩnh mạch phổi toàn phần tắc nghẽn, …Nhóm không thể phẫu thuật được: Là các trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng được phát hiện ở giai đoạn quá muộn, đã diễn biến rất nặng và có những tổn thương quá phức tạp vượt quá khả năng điều trị.
Chỉ định và thời gian phẫu thuật một số bệnh tim bẩm sinh cụ thể
Còn ống động mạch
Hiện nay phương pháp can thiệp nội mạch (không cần phải mổ) tiến hành bít ống động mạch có kết quả rất tốt và là lựa chọn chủ yếu cho các trường hợp còn ống động mạch. Tuy nhiên, còn ống động mạch lớn chỉ định can thiệp trong 1 tháng tuổi, cần được tiến hành phẫu thuật tim kín cắt, cột ống động mạch.
Thông liên nhĩ
Bệnh nhân được chỉ định đóng bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật tim hở để sữa chữa thương tổn phối hợp (hở van 2 lá, hẹp van phổi, tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần) và đóng lỗ thông liên nhĩ. Tiến hành phẫu thuật khi:
Áp lực động mạch phổi tăng cao hơn 30mmHgQp / Qs > 1,5
Có thương tổn phối hợp
Lưu ý tuổi khi chỉ định phẫu thuật dưới 5 tuổi (trước khi đi học hoặc trước tuổi trưởng thành), ưu tiên trong khoảng 1-2 tuổi
Thông liên thất
Phẫu thuật sửa chữa thương tổn kết hợp (hở van chủ, hẹp đường ra thất phải, phình – vỡ xoang Valsalva,…) và đóng lỗ thông liên thất. Chỉ định tiến hành khi:
TLT lỗ lớn có triệu chứng
Trước 3 tháng tuổi: TLT lỗ lớn có suy tim sung huyết hoặc có triệu chứng về hô hấp Thể thông liên thất vùng phễu, dưới 2 van chủ phổi hay phình xoang Valsalva.Có thương tổn phối hợp hoặc biến chứng: hở van chủ, vỡ phình Valsalva, Osler, hẹp đường ra thất phải.Tứ chứng Fallot
Bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh dạng Tứ chứng Fallot cần có những biện pháp can thiệp sớm nhất, ngay khi có thể. Chẩn đoán là chỉ định phẫu thuật. Thường là phẫu thuật mổ tim hở sửa toàn bộ. Triệu chứng nhẹ và không trầm trọng: phẫu thuật sửa toàn bộ từ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ còn quá nhỏ, nhánh động mạch phổi nhỏ, thể bệnh nặng thì có thể tiến hành mổ tạm thời bắc cầu chủ – phổi.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn