Bệnh động mạch vành là bệnh do sự tích tụ chất “mỡ” (cholesterol) tạo ra mảng xơ vữa gây hẹp hoặc tắc nghẽn một hay nhiều động mạch. Tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim. Lúc này chỉ định nong và đặt stent mạch vành sẽ giúp điều trị hẹp hay tắc nghẽn.
1. Các trường hợp nào có chỉ định của nong và đặt stent động mạch vành?
Can thiệp động mạch vành qua ống thông là phương pháp sử dụng ống thông nhỏ (catheter) đi trong lòng mạch máu đến mạch vành của tim, luồn dây dẫn theo đường ống thông này qua nơi tổn thương rồi đưa bóng hoặc stent lên để nong chỗ hẹp, tắc của động mạch giúp thông lòng mạch, cuối cùng là đặt stent để lưu thông lòng mạch. Bên cạnh việc can thiệp động mạch vành cũng có thể thực hiện đồng thời các thủ thuật đặc biệt khác như hút huyết khối, khoan phá mảng xơ vữa.
Theo đó, các trường hợp có chỉ định nong động mạch vành và đặt stent động mạch vành gồm có:
Bệnh nhân đau thắt ngực ổn định nhưng không khống chế được dù đã được điều trị nội khoa tối ưu
Đau thắt ngực ổn định có bằng chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim và tổn thương ở động mạch vành cấp máu cho một vùng lớn cơ tim
Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên mà phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân cao
Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
Bệnh nhân có triệu chứng của tái hẹp mạch vành hoặc tắc stent sau can thiệp động mạch vành qua da
Bên cạnh việc can thiệp động mạch vành cũng có thể thực hiện đồng thời các thủ thuật đặc biệt khác như hút huyết khối, khoan phá mảng xơ vữa
2. Chống chỉ định của nong và đặt stent động mạch vành
Ngoài các trường hợp được bác sĩ chỉ định nong và đặt stent động mạch vành thì các trường hợp sau đây sẽ chống chỉ định với kỹ thuật này:
Bệnh nhân có tổn thương nặng, lan tỏa; nhiều thân mạch vành tổn thương; tổn thương đoạn xa không thích hợp cho can thiệp
Tổn thương mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành đó có khả năng bị tắc lại trong quá trình can thiệp
Bệnh nhân có cơ địa dễ chảy máu nặng (tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu)Bệnh nhân không tuân thủ điều trị trước và sau thủ thuật can thiệp
Bệnh nhân tái hẹp nhiều vị trí sau khi can thiệp
Tuy là một phương pháp can thiệp mới, đem lại nhiều cơ hội điều trị bệnh nhưng khi thực hiện thủ thuật nong và đặt stent động mạch vành, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: bầm tím chảy máu tại vị trí chọc kim, động mạch vành hẹp và tắc nghẽn lại ngay sau can thiệp thành công, tắc mạch ở cánh tay sau khi làm thủ thuật động mạch quay (dưới cổ tay). Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị rối loạn nhịp tim kéo dài, nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra còn một có một số biến chứng rất hiếm gặp (dưới 1%) như:
Stent đột ngột tắc trong tháng đầu tiên gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim
Phản ứng dị ứng với chất cản quang
Phản ứng với các thuốc chống đông
Suy chức năng thận do tác dụng phụ của chất cản quang
Đột quỵ
Vỡ mạch máu
Tràn máu màng tim.
Nong và đặt stent động mạch vành
Vì những tác dụng phụ, biến chứng trên, người bệnh cần chọn các cơ sở y tế uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm có thể xử trí và cấp cứu nhanh, chính xác trong các trường hợp khẩn cấp.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn