Chậm kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở nữ giới, thường thấy ở tuổi mới lớn khi hormone chưa ổn định, nó cũng có thể xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. Chậm kinh nguyệt gây rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ có biểu hiện không thấy hành kinh dù đã đến thời điểm bắt đầu chu kỳ mới.
Tìm hiểu chung
Chậm kinh là bệnh gì?
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở nữ giới, thường thấy ở tuổi mới lớn khi hormone chưa ổn định, nó cũng có thể xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. Chậm kinh nguyệt gây rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ có biểu hiện không thấy hành kinh dù đã đến thời điểm bắt đầu chu kỳ mới.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chậm kinh
Thường sau khoảng 32 ngày vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì bạn đã bị chậm kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu đã qua 1 tuần đến 10 ngày hoặc hơn mà vẫn chưa thấy có kinh thì các bạn gái nên đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám phụ khoa để kiểm tra và được bác sĩ tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh
Đây là bệnh thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Do mang thai dẫn đến chậm và mất kinh trong thời gian dài.
- Yếu tố tâm lý: Nếu bạn đang stress, lo âu phiền muộn thì sẽ ức chế sự rụng trứng.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý, ngủ không đúng giờ, thức đêm và làm việc mà không có thời gian nghỉ ngơi.
- Vận động hoặc tập thể thao mạnh gây ức chế thần kinh.
- Chế độ ăn uống thiếu chất, lạm dụng các chất kích thích.
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
- Do tác dụng phụ của các thuốc: tránh thai, kháng sinh, trầm cảm.
- Do các bệnh phụ khoa khi vùng kín không được vệ sinh đảm bảo: viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung.
- Sau khi bỏ thai nhiều người sẽ bị kinh nguyệt thất thường.
- Do đến độ tuổi mãn kinh (thường ở phụ nữ 50-55 tuổi).
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường có nguy cơ chậm kinh?
Chị em phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chậm kinh
Dựa vào số ngày bạn không có kinh tính từ lần có kinh gần đây nhất và khám thực thể, bác sĩ có thể chẩn đoán chậm kinh. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm ra nguyên nhân chậm kinh như:
- Xét nghiệm thử thai BHCG.
- Siêu âm vùng chậu.
- Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.
Phương pháp điều trị chậm kinh hiệu quả
Chậm kinh thường do nội tiết tố gây ra, người bệnh thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa.
- Điều trị bằng thuốc: Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân. Thuốc thường ở dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc thuốc nước, có tác dụng điều kinh cân bằng nội tiết tố.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Giúp loại bỏ chất tích tụ trong cơ thể, cân bằng nội tiết tố.
- Điều trị bằng kỹ thuật, thủ thuật: Tùy theo nguyên nhân như đa nang, u xơ tử cung… mà bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu.
- Điều trị bằng điều chỉnh chu kỳ: Thông qua chế độ dinh dưỡng, massage.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chậm kinh
- Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải chất độc và điều hòa kinh nguyệt.
- Tăng cường rau xanh, trái cây màu đỏ đậm, giàu kali và bổ sung protein trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Hạn chế thức khuya.
- Không ăn đồ cay nóng, uống nước ngọt có gas, các loại thực phẩm đóng hộp, cà phê, rượu bia, thuốc lá…
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Chậm kinh có thể phòng tránh bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, ngoài ra cần bổ sung các vitamin, dưỡng chất cho cơ thể và uống đủ nước (ít nhất là 2 lít mỗi ngày).
- Có thái độ sống lạc quan, tích cực, tránh để tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức gây tổn hại cho cơ thể.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Lối sống khoa học, không thức khuya quá 11 giờ.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao.
- Ăn nhiều hoa quả tươi chứa các vitamin A, B, E và thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố.
- Trong chu kỳ kinh không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá lạnh hoặc quá cay.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là trong kỳ kinh.
- Không quá lạm dụng thuốc tránh thai.
- Thường xuyên khám sức khỏe, phụ khoa định kỳ để phát hiện những bất thường trong cơ thể.
- Khi chậm kinh kéo dài nên đến bệnh viện hoặc cơ sở phụ sản để được chẩn đoán và tư vấn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.