Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao

Xuất huyết tiêu hóa cao là một cấp cứu nội và ngoại khoa, khi người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cần nhập viện, khám và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng.

1. Xuất huyết tiêu hóa cao là gì?

Phần tiêu hóa cao bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Xuất huyết tiêu hoá cao hiểu một cách đơn giản chính là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá và đi vào trong ống tiêu hoá. Khi xuất huyết tiêu hóa cao, người bệnh sẽ nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá cao được xếp vào loại cấp cứu nội và ngoại khoa, việc xác định vị trí xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa rất quan trọng bởi nguy cơ tử vong cao khi bệnh tái phát, xử trí chậm và không tích cực. Vì vậy, việc điều trị xuất huyết tiêu hóa cao cần phối hợp các biện pháp hồi sức với cầm máu và nguyên nhân.

Có nhiều bệnh lý có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Các nguyên nhân chủ yếu của xuất huyết tiêu hóa cao gồm:

Bệnh loét dạ dày tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa cao: Nhiễm vi khuẩn H.pylori và dùng các thuốc kháng viêm nonsteroid lâu dài (aspirin, ibuprofen) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày. Tình trạng loét dạ dày lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa cao.Vỡ đường tĩnh mạch thực quản: Một trong những nguyên nhân thường gặp của vỡ tĩnh mạch thực quản dẫn đến xuất huyết cao là xơ gan.Người bệnh gặp phải hội chứng Mallory – Weiss: Nguyên nhân gây hội chứng này là do nôn nhiều dẫn đến rách niêm mạc của thực quản thường hoặc tăng áp lực trong bụng do ho, thoát vị gây rách.Xuất huyết tiêu hóa cao do viêm dạ dày, u lành tính, ung thư, suy gan, suy thận, chấn thương, bỏng nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Viêm loét tá tràng biểu hiện thế nào?

Bệnh loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cao

2. Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa cao

Việc nhận biết các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí và mức độ của chảy máu. Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo xuất huyết tiêu hóa cao:

Đau vùng thượng vị dữ dội, đột ngột, đồng thời có cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau uống aspirin…Khi thời tiết có sự thay đổi hoặc khi làm việc gắng sức bỗng thấy hoa mắt chóng mặt, ngất, buồn nôn và nôn.Nôn máu: Dấu hiệu này tuỳ theo vị trí máu chảy và mức độ mà tính chất của chất nôn sẽ khác nhau. Ví dụ như số lượng từ vài chục ml đến hàng lít, có thể máu màu đỏ tươi, màu hồng hoặc màu nâu sẫm.Đi ngoài phân đen hoặc đỏ: Nguyên nhân là do máu chảy vào ống tiêu hoá. Nếu số lượng máu lớn, chảy ồ ạt tình trạng phân ngả sang màu đỏCác dấu hiệu khác như hoa mắt, chóng mặt, lo sợ, vật vã, thở nhanh, tiểu ít hoặc vô niệu. Trường hợp nặng sẽ gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp dưới 80 mmHg.

Phân đen

Đi ngoài phân đen là một dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa cao

3. Chẩn đoán, điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Đây là một cấp cứu nội và ngoại khoa, vì vậy, việc cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao cần phải chẩn đoán nhanh chóng, càng sớm càng tốt để điều trị và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của xuất huyết tiêu hóa cao.

3.1. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao

Các phương pháp chẩn đoán gồm:

Khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh

Kiểm tra phân để tìm máu trong phân

Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhằm xác định mức độ của xuất huyết và kiểm tra người bệnh có bị thiếu máu không

Rửa dạ dày: Xác định vị trí xuất huyết ở đường tiêu hóa cao hay thấp

Nội soi dạ dày để tìm ra nguồn gốc của xuất huyết tiêu hóa. Trường hợp không phát hiện được bằng nội soi có thể do xuất huyết ẩn.

Các phương pháp chẩn đoán khác như: Nội soi ruột non, chụp X quang có baryt (là chất cản quang giúp nhìn thấy đường tiêu hóa trên X quang), máy quét có đồng vị phóng xạ, chụp mạch máu, mở bụng thăm dò.

3.2. Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao

Hồi sức và cấp cứu cơ bản cho người bệnh:

Cho người bệnh nằm đầu ở tư thế thấp, thở oxy mũi 2 – 6 l/phút, trường hợp có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc suy hô hấp, rối loạn ý thức thì cần đặt nội khí quản. Sau đó, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch, ống thông tiểu, ống thông dạ dàyRửa sạch máu trong dạ dày rồi lấy máu làm xét nghiệm, điện tim và hồi phục thể tích, chống sốc (ưu tiên trong cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao là bù lượng dịch mất, hồi lại tình trạng huyết động).Truyền NaCl 0,9 % hoặc Ringer lactat, truyền dung dịch keo khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà người bệnh còn sốc.Đối với người bệnh xuất huyết tiêu hóa cao do vỡ tĩnh mạch thực quản thì không nên nâng huyết áp quá cao. Đồng thời theo dõi sát mạch, huyết áp, phổi ở người bệnh có bệnh nền về tim mạch.Truyền máu cho người bệnh: Trường hợp có rối loạn đông máu thì sử dụng huyết tương tươi đông lạnh hoặc khối tiểu cầu.

truyền máu

Người bệnh có thể cần truyền máu khi bị xuất huyết tiêu hóa

Điều trị cầm máu theo nguyên nhân:

Xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày – tá tràng: Sử dụng phương pháp nội soi can thiệp, đồng thời kết hợp dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị Omeprazole tiêm đường tĩnh mạch 80mg. Trường hợp người bệnh chảy máu nặng, kéo dài, điều trị nội soi thất bại thì phải phẫu thuật.Xuất huyết tiêu hóa cao do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Nội soi can thiệp kết hợp thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch chủ.Xuất huyết tiêu hóa cao do viêm dạ dày tá tràng cấp: Cần cắt bỏ yếu tố đả kích, Omeprazole nếu còn chảy máu có thể kết hợp truyền tĩnh mạch somatostatin với liều như trên.Trường hợp nặng, người bệnh chưa thể nội soi được để xác định nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao hoặc không thể phân biệt được nguyên nhân thì cần truyền dịch và máu chống sốc, truyền tĩnh mạch kết hợp thuốc ức chế bài tiết dịch vị với thuốc giảm áp lực tĩnh mạch chủ. Sau khi người bệnh ổn định, nội soi để điều trị nguyên nhân.

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội khoa nguy hiểm, nếu chậm trễ và xử lý không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bên cạnh việc xử lý ngay khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, người có nguy cơ cao cần thường xuyên thăm khám định kỳ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng kỹ thuật Nội soi cầm máu bằng clip trong chảy máu đường tiêu hóa trên rất nhiều ca bệnh, với những ưu điểm tuyệt đối như hệ thống trang bị máy móc hiện đại: máy gây mê Avance CS2, máy thở R860 của GE, máy nội soi….6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương….Là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn