Các phương pháp điều trị bệnh động mạch vành ổn định

Bệnh mạch vành ổn định hay hiện nay còn được gọi bằng một tên gọi mới là bệnh mạch vành mạn tính, đây là một bệnh lý hay gặp, nó được hiểu là tình trạng bệnh lý mạch vành có xu hướng ổn định, tiến triển mạn tính. Tuy nhiên sự tiến triển của bệnh phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ điều trị, tối ưu thuốc trong điều trị các bệnh lý và các yếu tố nguy cơ tim mạch mắc phải của bệnh nhân.

1. Bệnh mạch vành ổn định là gì?

Bệnh mạch vành mạn bao gồm nhiều thể lâm sàng khác nhau như cớn đau thắt ngực ổn định, thiếu máu cơ tim yên lặng, cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực biến thái, hở van hai lá…

Những biến đổi sinh lý tim mạch ở những người bệnh mạch vành mạn tính thường liên quan đến huyết áp, vận tốc sóng mạch, phản ứng mạch máu, đồ dày lớp nội trung mạc, chức năng nội mạc, độ cứng động mạch…. Những biến đổi này tác động vào nút xoang, tâm thất, tâm nhĩ, van tim, mạch máu…

Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành mạn tính chủ yếu là do mảng xơ vữa làm nghẽn động mạch. Tình trạng tắc nghẽn không do mảng xơ vữa có thể bắt nguồn từ dị tật bẩm sinh, thuyên tắc, viêm động mạch vành, các bệnh hệ thống hoặc do hóa xạ trị…

Để chẩn đoán các tổn thương liên quan đến hội chứng động mạch vành cấp một số xét nghiệm được đề xuất như điện tâm đồ, xquang ngực, siêu âm tim lúc nghỉ, điện tâm đồ gắng sức, chụp mạch vành…

Tại Hoa Kỳ, năm 2015 có khoảng 20 triệu người mắc bệnh mạch vành và có khoảng hơn 1 triệu người gặp các biến chứng bất lợi liên quan đến bệnh. Ước tính 1/5 số người mắc bệnh đã tử vong nhưng nhờ việc quản lý bệnh được cải thiện đã giúp giảm 34% tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành ổn định kể từ năm 1995 đến nay.

Điều trị hiệu quả bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành mạn bao gồm nhiều thể lâm sàng khác nhau như cớn đau thắt ngực ổn định, thiếu máu cơ tim yên lặng,…

2. Cách điều trị bệnh động mạch vành ổn định

Tất cả các bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định đều cần điều trị nội khoa để ngăn ngừa bệnh tiến triển và các biến cố tim mạch tái phát. Những nhóm thuốc thường được sử dụng bao gổm: Thuốc hạ lipid máu, thuốc hạ huyết áp và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Liệu pháp hạ lipid máu là cần thiết để giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp xuống mức mục tiêu dưới 100 mg mỗi dL, và bác sĩ nên cân nhắc mục tiêu dưới 70 mg mỗi dL cho những bệnh nhân có nguy cơ rất cao. Statin đã chứng minh lợi ích rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong phòng ngừa thứ phát bệnh mạch vành.

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng ngoài statin để giảm cholesterol bao gồm ezetimibe, fibrat và axit nicotinic. Điều trị huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành nên bắt đầu bằng thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển. Nếu những thuốc này không được dung nạp, thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin là những lựa chọn thay thế được chấp nhận.

Aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu hàng đầu, ngoại trừ những bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim hoặc vừa trải qua đặt stent, trong trường hợp này nên dùng clopidogrel. Các triệu chứng đau thắt ngực của bệnh mạch vành có thể được điều trị bằng thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, nitrat hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những loại thuốc này.

Uống thuốc dị ứng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tất cả các bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định đều cần điều trị nội khoa để ngăn ngừa bệnh tiến triển và các biến cố tim mạch tái phát

3. Biện pháp phòng chống bệnh mạch vành thứ phát

Duy trì thuốc huyết áp, và thuốc chống đông kết tiểu cầu theo hướng dẫn của bác sĩ

Kiểm tra xét nghiệm sinh hóa máu hàng tháng để kiểm soát mỡ máu, tiểu đường.

Thay đổi lối sống bằng cách: Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và tăng cường hoạt động thể lực, bỏ hoàn toàn thuốc lá bao gồm cả việc tránh hít khói thuốc từ người khác (hay còn gọi là hút thuốc lá bị động), nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn