Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim trong bệnh lý tim mạch. Để chẩn đoán nhịp nhanh thất bác sĩ cần dựa trên những triệu chứng lâm sàng của người bệnh và thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ.
1. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên triệu chứng
Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim trong bệnh lý tim mạch, khi có ≥ 3 nhịp thất liên tiếp với tần số ≥ 120 lần/phút. Triệu chứng nhịp nhanh thất có thể đơn dạng hoặc đa hình thái và có thể kéo dài hoặc không kéo dài:
Nhịp nhanh thất đơn dạng: cơ chế do một ổ ngoại lai hoặc một vòng vào lại đơn độc phát nhịp, hình dạng phức bộ QRS trên điện tâm đồ đều và đơn dạng.Nhịp nhanh thất đa dạng: do nhiều ổ ngoại vi hay nhiều vòng vào lại khác nhau phát nhịp, dẫn đến phức bộ QRS trên điện tâm đồ không đều về hình thái và tần số.Nhịp nhanh thất không kéo dài: thời gian kéo dài <30 giâyNhịp nhanh thất kéo dài: thời gian kéo dài ≥ 30 giây hoặc bị ngưng sớm hơn do mất huyết động.
Đối với trường hợp nhịp nhanh thất kéo dài sẽ luôn xuất hiện triệu chứng, biểu hiện lâm sàng trên người bệnh đó là đánh trống ngực, triệu chứng huyết động không ổn định hoặc rối loạn huyết động, thậm chí là đột tử. Do tâm thất chịu trách nhiệm chính bơm máu đi khắp cơ thể, nên rối loạn nhịp thất thường gây nên triệu chứng so với các rối loạn nhịp khác. Nhịp nhanh thất nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm có thể tiến triển thành rung tâm thất và gây ra ngừng tim.
Nhịp nhanh thất gây trạng thái đánh trống ngực nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm có thể gây ra ngừng tim
2. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên siêu âm tim
Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng dễ dàng thực hiện, góp phần vào việc chẩn đoán một số nguyên nhân gây nhịp nhanh thất. Siêu âm tim có thể giúp thấy được nhịp tim nhanh và các cấu trúc của tim trong các bệnh lý tim kèm theo. Các bệnh lý gây rối loạn nhịp thất như:
Bệnh động mạch vành
Suy tim
Bệnh tim bẩm sinh, rối loạn di truyền
Rối loạn thần kinh tự chủ
Rối loạn nhịp thất nguyên phát
Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim dãn, phì đại, loạn sản thất phải
Rối loạn điện giải, ngộ độc,…
Đây cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới nhịp nhanh trên thất kéo dài. Vì vậy, người bệnh thường được thực hiện thêm siêu âm tim trong chẩn đoán nhịp nhanh thất.
3. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên điện tâm đồ ECG
Chẩn đoán nhịp nhanh thất bằng phương pháp cận lâm sàng đó là điện tâm đồ, đây là phương pháp dễ dàng thực hiện, nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác. Trên điện tâm đồ, phức bộ QRS giãn rộng phân ly nhĩ thất, phức bộ QRS không có dạng block nhánh điển hình. Nhịp nhanh thất kéo dài là tình huống nhịp cấp cứu vì có thể chuyển sang rung thất gây đột tử.
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên điện tâm đồ ECG
Các dấu hiệu trên điện tâm đồ nhịp nhanh thất:
Tần số thất thường 140-200 lần/phút và nhịp thường không đều.Phức bộ QRS thường dãn rộng và biến dạng, QRS >0,12 giây
Thường có phân ly giữa sóng P và QRS, tần số sóng P thường thấp hơn QRS.Nhát QRS bắt được và nhát hỗn hợp
Gặp trên 33% trường hợp nhịp nhanh thất
Chẩn đoán chắc chắn nhanh nhất
Thấy ở nhanh thất chậm (<160 lần/phút)QRS:Block nhánh phải >120ms
Block nhánh trái >140ms
Block nhánh phải với trục trái gợi ý nhịp nhanh thất
Block nhánh trái với trục quá trái rất ít gặp ở nhịp nhanh kịch phát trên thất có dẫn truyền lệch hướng.Theo Wellens:QRS >140ms là chỉ điểm chính nhanh thất
QRS 120-140ms chỉ 50% khả năng nhanh thất
Bên cạnh đó cần chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh trên thất kèm theo block nhánh hoặc dẫn truyền thông qua đường dẫn truyền phụ. Tuy nhiên, vì một số bệnh nhân nhanh thất nhưng dung nạp tốt do đó dễ gây nhầm lẫn và dẫn tới kết luận sai lầm cơn tim nhanh QRS giãn rộng là cơn tim nhanh có nguồn gốc trên thất. Việc chẩn đoán nhầm có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh khi sử dụng một số thuốc cắt cơn tim nhanh trên thất ở bệnh nhân nhanh thất và dẫn tới rối loạn huyết động, thậm chí là tử vong.
Tóm lại, nhịp nhanh thất là một rối loạn nhịp tim và được chẩn đoán xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng như nhịp nhiều hơn 3 nhịp thất liên tiếp và kèm theo rối loạn huyết động. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và đặc biệt là điện tâm đồ. Nhịp nhanh thất kéo dài là tình trạng cấp cứu nếu không có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, những người bệnh có bệnh lý tim mạch cần thăm khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bệnh nên khám sức khỏe tim mạch định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn