Tự kháng thể có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và phân loại bệnh gan tự miễn. Xét nghiệm Panel định tính 14 tự kháng thể trong bệnh gan tự miễn bao gồm: AMA-M2, M2-3E, Sp100, PML, gp210, LKM-1, LC-1, SLA/LP, SS-A, Ro-52, Scl-70,CENP A, CENP B, PGDH hiện đang được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có độ chuẩn xác cao.
1.Bệnh gan tự miễn là gì?
Bệnh mạn tính gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công gan, gây ra viêm và phá hủy gan. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, đau khớp, buồn nôn, chán ăn, đau ở gan, vàng da và cũng có thể không biểu hiện triệu chứng.
Các loại viêm của bệnh gan tự miễn bao gồm: Viêm gan tự miễn – Autoimmune hepatitis (AIH).Viêm đường mật nguyên phát – Primary biliary cholangitis (PBC).Viêm xơ đường mật nguyên phát – Primary sclerosing cholangitis (PSC).Hội chứng chồng lấp – Overlap Syndrome.
Tỷ lệ mắc bệnh gan tự miễn được thống kê như sau:
1.1. Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn (AIH) là tình trạng viêm mãn tính và tiến triển của gan không rõ nguyên nhân. Có hai loại viêm gan tự miễn được biết đến:
Loại 1: Được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng thể kháng cơ trơn ASMA, có hoặc không có kháng thể kháng nhân (ANA).Loại 2: Được đặc trưng với kháng thể kháng gan/ kháng thận (anti-LMK) hoặc kháng thể kháng tế bào gan (anti-LC) dương tính. Hiệu giá kháng thể anti-LC-1 có tương quan với mức độ hoạt động của AIH, anti-LC-1 giảm khi liệu pháp ức chế miễn dịch có hiệu quả, do đó có thể sử dụng nồng độ anti-LC-1 để theo dõi hiệu quả điều trị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan tự miễn phụ nữ chiếm đa số, còn nam giới chỉ chiếm 10% đến 20% trong tất cả bệnh nhân.
Viêm gan tự miễn có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh gan cấp tính, giai đoạn viêm hoặc biến chứng của xơ gan. Các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, khó chịu, vàng da, đau bụng và đôi khi đau khớp.
Các triệu chứng của suy gan như cổ trướng, bệnh não gan, trong đó xuất huyết tĩnh mạch là một biểu hiện ban đầu hiếm gặp của bệnh viêm gan tự miễn. Viêm gan tự miễn có thể xuất hiện đồng thời với các bệnh tự miễn khác như bệnh Graves, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường typ I… Khoảng 25% bệnh nhân viêm gan tự miễn không có triệu chứng. Các triệu chứng thực thể phổ biến nhất của bệnh viêm gan tự miễn là gan to (87%), vàng da (69%) ở bệnh nhân nặng.
Việc xác nhận liệu một bệnh nhân có mắc bệnh gan tự miễn hay không là một thách thức do các triệu chứng đa dạng và cách xác định phức tạp. Tuy nhiên, chẩn đoán rõ ràng rất quan trọng để có phương pháp phù hợp và kịp thời. Các tự kháng thể vẫn là công cụ quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng, dấu hiệu huyết thanh học đầu tiên được đề xuất để hỗ trợ phân biệt virus với viêm gan tự miễn mãn tính. Tự kháng thể là một trong những đặc điểm phân biệt của viêm gan tự miễn. Kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng cơ trơn (SMA) và kháng thể kháng microsom 1 của gan/ thận (LKM1) là các thành phần chủ chốt để chẩn đoán và phân loại viêm gan tự miễn.
1.2. Xơ gan mật nguyên phát (PBC)
Bệnh xơ gan mật nguyên phát là bệnh mạn tính, trong đó các đường mật trong gan bị phá hủy từ từ, chủ yếu là không có triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống như: ngứa, khô tuyến ngoại tiết, đặc biệt là ở mắt và miệng, khó chịu ở bụng, vàng da, mệt mỏi, cảm giác buồn khó chịu ở chân, mất ngủ, trầm cảm.
Tỷ lệ gặp của bệnh xơ gan mật nguyên phát là: 12 ca trên 100000 dân số. Tỷ lệ mắc mới: 1.2 ca trên 100000 ca trên một năm. Thời gian sống trung bình nếu không điều trị 9-10 năm, chủ yếu là ảnh hưởng đến phụ nữ (90%).
Hiện nay, có 3 tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán PBC:
Dấu ấn hóa sinh của tình trạng ứ mật: tăng hoạt độ ALP và GGT
Sinh thiết gan thể hiện các đặc điểm mô học của PBC
Có sự xuất hiện của các tự kháng thể đặc hiệu trong PBC, những kháng thể này bao gồm: AMA-M2 (85-95% số ca) và ANA (5-50% trường hợp).
1.3. Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát (PSC)
Bệnh viêm đường mật xơ hóa nguyên phát là bệnh mạn tính gây ra bởi sự phá hủy từ ở đường mật bên trong và ngoài gan. Tỷ lệ mắc: 4-8 ca trên 100000 dân, số ca mắc mới: 0,7 ca trên 100000 dân trên một năm. Bệnh viêm đường mật xơ hóa nguyên phát thường gặp nhất ở nam giới trẻ tuổi và có liên quan đến bệnh viêm loét đại tràng (80% bệnh nhân PSC). Theo đó, có đến 50 % người mắc bệnh không có triệu chứng. Ở các giai đoạn, bệnh có triệu chứng như sau:
Giai đoạn sớm: Mệt mỏi, ngứa.Giai đoạn tiến triển: Đau ở vùng bụng phía trên bên phải, sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi đêm, gan to, lách to, sút cân, vàng da và vàng mắt. Những bệnh tự miễn này xảy ra phần lớn (85% bệnh nhân) với các bệnh viêm ruột mạn tính, đặc biệt là viêm loét đại tràng. Chúng cũng có thể kết hợp với các bệnh ngoài gan, đặc biệt là hội chứng sicca, viêm tuyến giáp tự miễn, các bệnh viêm khớp hoặc xơ hóa sau phúc mạc và trung thất.
Chẩn đoán huyết thanh với PSC phát hiện các tự kháng thể, với p-ANCA (các kháng thể quanh nhân kháng bào tương bạch cầu ái toan).
Việc xác định viêm gan tự miễn là nguyên nhân gây viêm gan cấp tính và/ hoặc suy gan tối cấp là rất quan trọng, vì sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể làm trì hoãn điều trị dẫn đến tiên lượng kém hơn về viêm gan tự miễn. Trong khi điều trị ức chế miễn dịch bằng steroid có thể tránh được nhu cầu ghép gan.
2. Xét nghiệm tự kháng thể trong chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh gan tự miễn
Tự kháng thể là một trong các thành phần quan trọng để chẩn đoán và phân loại viêm gan tự miễn, chúng cần được thử nghiệm ở những bệnh nhân nghi ngờ tình trạng này. Sự hiện diện của kháng thể kháng cơ trơn (SMA) hoặc kháng thể kháng nhân (ANA) phù hợp với chẩn đoán viêm gan tự miễn ở những bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm tổn thương gan.
Sự hiện diện của kháng thể kháng tế bào (AMA) phù hợp với chẩn đoán xơ gan mật nguyên phát ở những bệnh nhân có bằng chứng về lâm sàng hoặc xét nghiệm tổn thương gan mật.
Sơ đồ chẩn đoán cụ thể như sau:
Vai trò của tự kháng thể trong điều trị:
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn