Cách kiểm tra tình trạng sức khoẻ của phổi đơn giản

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe toàn diện của con người. Phổi là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ CO2. Do đó, việc duy trì chức năng của phổi khỏe mạnh là rất cần thiết. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, hay các bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy đâu là cách kiểm tra tình trạng sức khỏe phổi đúng nhất, hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi nếu phát hiện có dấu hiệu ung thư phổi sớm có thể sử dụng các loại thuốc như Cabozanib 80, Cazanat 60 , Lorviqua 100 để chống tình trạng di căn và điều trị hiệu quả.

1.Các cách tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi đơn giản

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi có đang tốt hay không, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.

1.1. Đánh giá chức năng phổi qua việc leo cầu thang

Phương pháp này là rất dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần đi bộ từ tầng 1 lên tầng 3 bằng thang bộ, với tốc độ bình thường. Nếu bạn không cảm thấy mệt hoặc phải dừng lại nghỉ ngơi, điều đó cho thấy phổi của bạn đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn khi leo cầu thang, cảm thấy mệt mỏi hoặc phải nghỉ ngơi nhiều lần, có thể chức năng phổi của bạn đang suy giảm. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Leo cầu thang để kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi

1.2. Kiểm tra sức khỏe phổi bằng phương pháp thổi nến

Để thực hiện phương pháp kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi này, bạn cần chuẩn bị một cây nến và đặt nó ở vị trí cách mặt khoảng 15 cm. Sau khi thắp nến, bạn thử thổi một hơi để làm tắt nến. Nếu nến tắt ngay lập tức, chức năng phổi của bạn khá tốt. Nếu bạn phải thổi nhiều lần mà nến vẫn không tắt, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về phổi.

1.3. Kiểm tra phổi qua việc chạy tại chỗ

Phương pháp này yêu cầu bạn chạy tại chỗ ở tốc độ vừa phải cho đến khi cảm thấy mệt và phải dừng lại. Sau khoảng 5-6 phút nghỉ ngơi và hồi phục lại bình thường, có thể khẳng định sức khỏe phổi của bạn ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn cần nhiều thời gian hơn để cảm thấy bình thường trở lại, điều này có thể cho thấy chức năng phổi chưa được tốt.

1.4. Đánh giá khả năng dự trữ khí của phổi

Để thực hiện, bạn hít một hơi sâu, phình bụng ra, rồi giữ hơi thở càng lâu càng tốt mà không để hơi thoát ra ngoài. Nếu bạn có thể nín thở trong vòng 30 giây hoặc lâu hơn, điều này chứng tỏ chức năng phổi của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn chỉ có thể nín thở dưới 20 giây, có thể bạn đang gặp vấn đề về phổi hoặc chức năng hô hấp chưa ổn định.

1.5. Đi khám định kỳ để biết chính xác tình trạng sức khỏe phổi

Các phương pháp tự kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo. Cách kiểm tra chính xác và hiệu quả nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám phổi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Đặc biệt, nam giới trên 50 tuổi, những người có thói quen hút thuốc lá, hoặc những ai có triệu chứng như ho khan kéo dài, ho có đờm lẫn máu,… nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số phương pháp kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi chính thống bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra ban đầu, nghe âm thanh phổi và thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
  • Chụp X-quang phổi: Giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường trong phổi.

  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Khi kết quả X-quang nghi ngờ có tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này để xác định tổn thương một cách chi tiết hơn.
  • Lấy mẫu xét nghiệm đờm và máu: Được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, vi-rút hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe phổi.

2. Mách bạn biện pháp để có lá phổi khỏe mạnh

Để duy trì một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh xa khói thuốc lá: Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe phổi, bạn nên ngừng hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể săn chắc mà còn giúp phổi được rèn luyện và khỏe mạnh hơn. Khi tập thể dục, phổi sẽ trao đổi khí hiệu quả hơn, tăng cường khả năng hoạt động. Các bài tập toàn thân và các bài tập thở sâu như hít thở bằng bụng sẽ giúp phổi làm việc tốt hơn, tăng cường khả năng tiếp nhận oxy và loại bỏ CO2. Ngoài ra, ngồi đúng tư thế cũng hỗ trợ phổi mở rộng và hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, đầy khói bụi và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Để bảo vệ sức khỏe phổi, hãy hạn chế tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm như khói, bụi và các hóa chất độc hại.
  • Ăn uống lành mạnh và uống đủ nước: Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu vitamin, khoáng chất, cũng như các thực phẩm chống viêm tự nhiên, sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ phổi. Đồng thời, uống đủ nước (từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày) giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và hỗ trợ phổi duy trì chức năng tốt.

Nếu đã tầm soát và phát hiện có dấu hiệu của ung thư phổi, bạn cần kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị và chống di căn ngay từ giai đoạn sớm. Các loại thuốc như Cabozanib 80Cazanat 60 có thành phần chính là hoạt chất Cabozantinib có khả năng ứng chế tyrosine kinase, giúp ngừng sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới cung cấp dưỡng chất cho khối u.

Thuốc-Cazanat-60Thuốc Cabozanix 80 là thuốc gì

Thuốc Lorviqua 100 của hãng dược phẩm nổi tiếng Pfizer có thành phần là hoạt chất Lorviqua/Lorlatinib – một chất ức chế có chọn lọc các hoạt động xúc tác của các enzyme và tế bào tái tổ hợp liên quan đến ung thư phổi. 

Trên đây là một số cách giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện để phát hiện sớm các vấn đề về phổi. Việc kiểm tra phổi thường xuyên giúp đánh giá chức năng phổi và phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý về phổi nghiêm trọng như ung thư phổi. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao như người hút thuốc, người trên 50 tuổi hay có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi cần chú trọng kiểm tra phổi để bảo vệ sức khỏe lâu dài.