Tế bào ung thư phát triển là một quá trình phức tạp, bắt đầu từ những biến đổi bất thường trong DNA của tế bào. Khi tế bào bình thường bị tổn thương hoặc có lỗi trong cơ chế sửa chữa gen, chúng có thể trở thành tế bào ung thư. Những tế bào này nhân lên không kiểm soát và lấn át các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến hình thành khối u và di căn sang các cơ quan khác. Sự phát triển của tế bào ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, di truyền và lối sống, tạo ra một thách thức lớn trong y học hiện đại.
Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
Như những tế bào bình thường khác, tế bào ung thư cũng có nhu cầu hấp thụ oxy và các chất dinh dưỡng từ máu để tồn tại và phát triển. Sự phát triển không ngừng của tế bào ung thư kéo theo việc hình thành khối u. Một khối u nhỏ có thể phát triển dựa vào các mạch máu gần đó nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Theo thời gian, khi khối u lớn dần lên, chúng sẽ đòi hỏi nhiều nguồn máu hơn để cung cấp cho tế bào ung thư tiếp tục sản sinh. Các mạch máu mới sẽ hình thành và khiến khối u ngày càng to dần lên. Các tế bào ung thư sẽ theo mạch máu này để xâm nhập và lây lan sang các bộ phận khác.
Làm sao để hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể?
Chế biến thực phẩm an toàn, hợp lý
Một số mốc và nấm phát triển trên thực phẩm có thể gây ung thư. Do đó, bảo quản thực phẩm đúng cách là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạn nên bảo quản thực phẩm tươi sống trong điều kiện lạnh và sử dụng trước hạn sử dụng quy định. Bạn cần tránh sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các loại hạt bị mốc như lạc, đậu tương, đỗ,… Các loại thịt, cá chiên hoặc nướng ở nhiệt độ quá cao có thể tạo ra các chất gây ung thư trên bề mặt. Vì vậy, người dùng cần hạn chế ăn thường xuyên và loại bỏ phần cháy của thực phẩm.
Các thực phẩm chế biến sẵn như lạp sườn, xúc xích,… thường chứa nhiều nitrat và nitrit, có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, quá trình hun khói cũng tạo ra nhiều hợp chất, trong đó có một số chất gây ung thư mạnh. Do đó, các loại thực phẩm này nên được tiêu thụ một cách hạn chế.
Hình thành thói quen luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục đều đặn là phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe và duy trì vóc dáng cân đối. Bạn nên chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của mình và duy trì thói quen luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. Trường hợp thiếu cân và thừa cân đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chỉ số khối cơ thể (BMI) nên duy trì trong mức bình thường, tức từ 18,5 đến 23. Đối với người trưởng thành, trọng lượng cơ thể chỉ nên thay đổi trong khoảng 5 kg.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do ung thư phổi ở cả nam và nữ. Hút thuốc thụ động cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là cách gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, bao gồm ung thư phổi, đau tim và các bệnh mạch vành khác. Nguy cơ ung thư sẽ tăng lên khi kết hợp uống rượu và hút thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy rượu có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng không có lợi trong việc phòng ngừa ung thư. Lượng rượu vừa phải cơ thể có thể dung nạp là không quá 2 lần/ngày đối với nam và 1 lần đối với nữ, mỗi lần tương đương 250ml bia, 100ml rượu vang hoặc 25ml rượu mạnh.
Kiểm soát cân nặng
Người béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường type 2 và đặc biệt là các loại ung thư như ung thư đại trực tràng, vú, thực quản và tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo việc thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng sẽ giúp phòng ngừa và chống lại ung thư hiệu quả. Việc duy trì và kiểm soát cân nặng có thể thực hiện thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm lượng calo hấp thụ và tăng cường hoạt động thể chất để đốt cháy năng lượng.
Một số phương pháp để làm giảm sự gia tăng tế bào ung thư trong cơ thể
Các loại thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của mạch máu, được gọi là chất ức chế tạo mạch, hiện đang được nghiên cứu và cân nhắc sử dụng với mục tiêu làm cho khối u ngừng phát triển hoặc thậm chí thu nhỏ lại. Dưới đây là một số tên thuốc, khách hàng có thể tham khảo trong quá trình điều trị ung thư của mình.
Cerinib
Thuốc Cerinib 150mg chứa hoạt chất Ceritinib 150mg, được bào chế dưới dạng viên nang và sản xuất bởi công ty Drug International Ltd. Đây là loại thuốc được sử dụng trong điều trị cho người lớn mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) di căn dương tính với ALK. Đặc biệt, thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân đã từng điều trị bằng crizotinib nhưng cần tiếp tục điều trị thêm.
Tizicer 150
Thuốc Tizicer 150mg chứa thành phần chính là Ceritinib, được sử dụng để điều trị bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) dạng di căn ở những bệnh nhân có khối u dương tính với anaplastic lymphoma kinase (ALK). Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh đã tiến triển hoặc không đáp ứng hiệu quả với crizotinib.
Alecensa
Thuốc Alecensa 150mg, do công ty Roche sản xuất, là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) có đột biến gen ALK dương tính. Thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, chưa di căn hoặc đã tiến triển sau khi đã trải qua điều trị bằng crizotinib. Alecensa giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát bệnh ung thư phổi.
Việc hạn chế sự phát triển tế bào ung thư không chỉ dựa vào các phương pháp điều trị y khoa mà còn phụ thuộc rất lớn vào lối sống và chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Các nghiên cứu cho thấy, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động và kiểm soát stress có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư và hỗ trợ quá trình điều trị.