NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU VÀ ĐIỀU TRỊ

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm do vi khuẩn, nấm xâm nhập vào hệ tiết niệu. Viêm nhiễm có thể xảy ra ở nhiều vị trí như niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.

Thông thường, nhiễm trùng chủ yếu ở niệu đạo và bàng quang. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng và dễ tái phát. Viêm nặng có thể lan tới niệu quản và thận, gây biến chứng nguy hiểm.

Nước tiểu thường không có vi khuẩn và chảy theo một chiều giúp ngăn chặn sự xâm nhập. Tuy nhiên, một số vi khuẩn như E.coli có thể gây viêm đường tiết niệu (90% trường hợp), cùng với các loại khác như Klebsiella, Proteus, Enterobacter và Staphylococcus saprophyticus.

Phân loại & định nghĩa

Có nhiều hệ thống phân loại nhiễm khuẩn tiết niệu, phổ biến nhất là của CDC, IDSA, ESCMID và FDA.Theo hướng dẫn EAU 2022, nhiễm khuẩn tiết niệu được định nghĩa như sau:

Phân loại:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp: Là trường hợp viêm bàng quang hoặc viêm bể thận ở phụ nữ không mang thai, không có bất thường về chức năng hay cấu trúc đường tiểu.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp: Bao gồm tất cả các trường hợp khác, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như nam giới, phụ nữ mang thai, hoặc có bệnh lý đường tiểu, đặt ống thông, bệnh thận hoặc bệnh suy giảm miễn dịch.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông tiểu: Xảy ra ở bệnh nhân đã đặt ống thông tiểu trong vòng 48 giờ trước đó.
  • Nhiễm khuẩn hệ thống từ nhiễm khuẩn tiết niệu (Urosepsis): Gây suy đa tạng do phản ứng bất thường với nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục nam.

 

Một số yếu tố thuận lợi khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu

– Vệ sinh cá nhân không đúng cách sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục hay trong thời kỳ kinh nguyệt tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào đường niệu, gây viêm nhiễm.

– Quan hệ với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân lây bệnh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn trong quá trình giao hợp và làm tăng khả năng viêm nhiễm.

– Uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu làm cho vi khuẩn trong nước tiểu phát triển mạnh mẽ, tấn công niêm mạc bàng quang gây viêm.

– Phụ nữ sau mãn kinh có nồng độ estrogen thấp, khiến âm hộ dễ viêm do khô. Lớp niêm mạc và đáy bàng quang cũng yếu dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ hơn.

– Nam giới lớn tuổi bị u xơ tuyến tiền liệt khiến nước tiểu ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.

Viêm đường tiết niệu xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nữ giới mắc nhiều hơn do niệu đạo ngắn và thẳng.

Những người có hệ miễn dịch kém, bị tắc đường niệu, sỏi đường tiết niệu, hoặc thực hiện can thiệp ngoại khoa liên quan đến đường niệu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng

Triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng bao gồm:

– Đau ở vùng trên xương mu và bụng dưới, cảm giác đau âm ỉ.

– Tiểu rắt: Người bệnh đi tiểu khoảng 20 lần/ngày, mỗi lần chỉ được vài giọt.

– Tiểu buốt: Cảm giác đau và nóng khi đi tiểu.

– Tiểu gấp: Luôn có cảm giác cần phải đi tiểu ngay.

– Nước tiểu vàng đục, mùi amoniac khó chịu.

– Tiểu ra máu hoặc mủ: Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, kèm theo cục máu đông do niêm mạc bị viêm loét.

– Vùng niệu đạo ngứa và sưng đỏ, gây khó khăn và đau khi đi tiểu.

– Chảy dịch mủ có lẫn máu từ miệng sáo nam giới, quan hệ tình dục đau đớn.

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, sốt cao hoặc ớn lạnh.

 

 Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nặng

Viêm đường tiết niệu nặng gây nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm.

Tổn thương đường tiết niệu:

Viêm nhiễm kéo dài làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc đường niệu do triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Suy thận cấp và mãn tính:

Biến chứng này rất nguy hiểm khi vi khuẩn tấn công thận, gây sưng viêm và giảm khả năng bài tiết. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử và suy thận vĩnh viễn.

Nhiễm trùng máu:

Vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

Gây vô sinh, hiếm muộn:

Viêm nặng làm nữ giới mắc các bệnh như viêm vùng chậu, còn nam giới có thể bị viêm tuyến tiền liệt, ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao gặp phải nhiễm trùng ối và sinh non.

  • Viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng khó chịu khi tiểu tiện và đau đớn khi quan hệ tình dục, khiến người bệnh lo lắng. Nếu kéo dài, tình trạng này dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và chán nản, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Điều trị viêm đường tiết niệu nặng

Điều trị nguyên nhân viêm đường niệu nặng cần khám và xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định vi khuẩn gây bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Khi viêm đường tiết niệu nặng, viêm nhiễm có thể lan đến niệu quản và thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Người bệnh sẽ được điều trị nội trú và dùng kháng sinh qua tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc dựa trên tình trạng bệnh để tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát và ngăn ngừa tiến triển xấu. Nhờ vậy, tình trạng viêm ổn định hơn, việc chữa trị hiệu quả và người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Lưu ý:

–Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng liều lượng và liệu trình bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tối ưu.

– Không tự ý mua thuốc hoặc uống theo lời khuyên của người khác, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho viêm đường tiết niệu nặng:

– Nên tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ bài tiết.

– Hạn chế thức ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng và nhiều dầu mỡ.

– Giảm thiểu các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có gas và cà phê.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trước và sau quan hệ tình dục, và sau khi đi vệ sinh.

– Trong khi điều trị, nên hạn chế quan hệ tình dục để không làm bệnh nặng thêm.

– Xây dựng lối sống hợp lý về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc.

– Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

– Tái khám sau 1-2 tuần để đảm bảo đã điều trị dứt điểm.

Viêm đường tiết niệu nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu viêm nhiễm, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa.

Sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp

– Đầu năm nay, Hội Thận tiết niệu Châu Âu đã công bố Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu 2022. Bài viết này tóm tắt các khuyến cáo về việc sử dụng thuốc cho 2 loại NKTN phức tạp: nhiễm khuẩn do ống thông tiểu và nhiễm khuẩn hệ thống đường vào NKTN.

Sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp nói chung

1.1 Giới thiệu về nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp

Nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp (cUTI) xảy ra ở bệnh nhân có yếu tố phức tạp như đái tháo đường hoặc bất thường giải phẫu, dẫn đến khó điều trị hơn so với nhiễm khuẩn tiết niệu đơn giản.

Các yếu tố liên quan đến cUTI:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Bệnh nhân nam
  • Vật thể lạ trong cơ thể
  • Phụ nữ mang thai
  • Làm rỗng bàng quang không hoàn toàn
  • Đái tháo đường
  • Trào ngược dịch niệu quản
  • Ức chế miễn dịch
  • Tiền sử thủ thuật gần đây
  • Nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế
  • Vi khuẩn sinh ESBL
  • Vi khuẩn đa kháng thuốc

Nguyên tắc điều trị cUTI:

  • Quản lý các bất thường ở đường tiết niệu.
  • Tối ưu hóa kháng sinh dựa trên mức độ nặng, kháng thuốc địa phương và yếu tố cá nhân.
  • Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ để cá thể hóa phác đồ.

Lựa chọn kháng sinh:

  • Amoxicillin và trimethoprim không phù hợp do tỷ lệ kháng cao.
  • Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân cần nhập viện và nên dùng kháng sinh tĩnh mạch, như aminoglycosid + amoxicillin hoặc cephalosporin thế hệ 2, 3. Lựa chọn kháng sinh dựa vào kháng thuốc địa phương và kết quả kháng sinh đồ.

Các phác đồ thay thế cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc đã được nghiên cứu, bao gồm:

  • Ceftolozan/tazobactam 1,5g mỗi 8 giờ có tỷ lệ chữa khỏi cao đối với cUTI do Enterobacterales sinh ESBL trong thử nghiệm lâm sàng pha 3.
  • Cefiderocol 2g x 3 lần/ngày hiệu quả tương đương với imipenem-cilastatin 1g x 3 lần/ngày trong điều trị cUTI do vi khuẩn đa kháng.
  • Imipenem/cilastatin kết hợp với relebactam (250 hoặc 125 mg) cũng cho kết quả tương tự imipenem/cilastatin đơn độc trong thử nghiệm lâm sàng pha 2.
  • Ceftazidim/avibactam có hiệu quả tương đương các carbapenem trong điều trị cUTI nhưng gặp nhiều biến cố bất lợi hơn.
  • Plazomicin dùng 1 lần/ngày không khác biệt so với meropenem trong điều trị cUTI do Enterobacterales, kể cả các chủng đa kháng.

Vì tỷ lệ đề kháng cao, đặc biệt ở bệnh nhân khoa thận tiết niệu, fluoroquinolon không nên dùng làm phác đồ kinh nghiệm, nhất là khi bệnh nhân đã sử dụng ciprofloxacin trong 6 tháng qua.

Thời gian điều trị nên trong 7-14 ngày (14 ngày với nam giới do viêm tuyến tiền liệt thường đi kèm), nhưng cần điều chỉnh theo tình trạng bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân có chống chỉ định kháng sinh, có thể giảm thời gian điều trị xuống còn 7 ngày nếu họ ổn định và không sốt trong 48 giờ.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị viêm bàng quang nên xem xét phác đồ kháng sinh ngắn. Không phải tất cả kháng sinh đều an toàn cho họ, có thể dùng penicillin, cephalosporin, fosfomycin, nitrofurantoin (tránh thiếu enzym G6PD và cuối thai kỳ), trimethoprim (tránh 3 tháng đầu) và sulphonamid (tránh 3 tháng cuối).

Nam giới bị viêm bàng quang thường có viêm tuyến tiền liệt kèm theo. Do đó, cần sử dụng kháng sinh thấm vào mô tuyến tiền liệt, khuyến nghị điều trị ít nhất 7 ngày, ưu tiên trimethoprim sulfamethoxazol hoặc fluoroquinolon nếu vi khuẩn nhạy cảm.

 

  1. Nhiễm khuẩn tiết niệu thông qua ống thông tiểu:

Tóm tắt khuyến cáo về sử dụng thuốc trong điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông tiểu.

-Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu do ống thông tiểu theo hướng dẫn cho nhiễm khuẩn phức tạp.

  • Cần cấy mẫu nước tiểu trước khi điều trị kháng sinh cho bệnh nhân đã tháo ống thông.
  • Không điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng liên quan đến ống thông.
  • Cần điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng trước khi can thiệp tổn thương đường tiết niệu.
  • Thay hoặc tháo ống thông trước khi dùng kháng sinh.
  • Không sử dụng thuốc sát trùng tại chỗ cho ống thông, niệu đạo hoặc lỗ thông.
  • Không dùng kháng sinh dự phòng cho nhiễm khuẩn tiết niệu do ống thông.
  • Không sử dụng kháng sinh dự phòng sau khi rút ống thông niệu đạo trong trường hợp lâm sàng.
  • Không dùng kháng sinh dự phòng thường quy sau khi rút ống thông niệu đạo hoặc ở bệnh nhân đặt ống thông ngắt quãng.

 

* Dự phòng kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông tiểu

            Mặc dù kháng sinh có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu, nhưng việc sử dụng kháng sinh dự phòng thường xuyên tại bệnh viện lại gia tăng tổng lượng kháng sinh và tỷ lệ kháng thuốc.

Chương trình quản lý kháng sinh hiện tại không khuyến khích dùng kháng sinh dự phòng ngay cả khi bệnh nhân thay hoặc đặt ống thông.

  • Bệnh nhân đặt ống thông tiểu: Phân tích cho thấy kháng sinh dự phòng khi đặt ống thông giúp giảm tỷ lệ vi khuẩn niệu và các triệu chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân phẫu thuật sau khi làm rỗng bàng quang.
  • Bệnh nhân tháo ống thông tiểu: Nghiên cứu về kháng sinh dự phòng sau khi tháo ống thông đã cho thấy kết quả không đồng nhất; nhiều thử nghiệm chỉ ra rằng dự phòng không mang lại lợi ích, với một nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhiễm khuẩn không khác biệt giữa hai nhóm.
  • Bệnh nhân đặt ống thông ngắt quãng: Một thử nghiệm cho thấy kháng sinh dự phòng giảm 48% tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu cần điều trị, nhưng cũng làm tăng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn.

*Phác đồ kháng sinh điều trị trong các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông tiểu

 

            Cần cấy mẫu nước tiểu trước khi dùng kháng sinh cho CA-UTI để xác định vi khuẩn và tránh kháng thuốc. Nên lấy mẫu từ ống thông vừa đặt trước khi bắt đầu điều trị.

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây CA-UTI tương tự như vi khuẩn gây cUTI, vì vậy bệnh nhân CA-UTI có triệu chứng nên điều trị theo hướng dẫn chung cho cUTI.

Thời gian điều trị CA-UTI khuyến nghị là 7 ngày cho bệnh nhân cải thiện triệu chứng và 14 ngày cho bệnh nhân đáp ứng chậm, ngay cả khi đã rút ống thông. Có thể xem xét phác đồ levofloxacin 5 ngày cho CA-UTI nhẹ. Dữ liệu về các fluoroquinolon khác hiện chưa đủ. Do tỷ lệ kháng fluoroquinolon tăng, nên chọn kháng sinh khác dựa trên dữ liệu vi sinh địa phương.

            *Phác đồ kháng sinh 3 ngày có thể cân nhắc ở phụ nữ ≤ 65 tuổi không có triệu chứng đường tiết niệu trên sau khi tháo ống thông tiểu.

  1. Nhiễm khuẩn hệ thống đường vào từ nhiễm khuẩn tiết niệu (Urosepsis)

Tóm tắt khuyến cáo điều trị nhiễm khuẩn đường vào từ nhiễm khuẩn tiết niệu:

  • Cần cấy nước tiểu và máu trước khi dùng kháng sinh. (Khuyến cáo mạnh).
  • Dùng kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng liều cao trong giờ đầu sau chẩn đoán. (Khuyến cáo mạnh).
  • Điều chỉnh phác đồ dựa trên kết quả kháng sinh đồ. (Khuyến cáo mạnh).
  • Quản lý nguồn lây, bao gồm loại bỏ vật thể ngoại lai và xử lý vị trí tắc nghẽn. (Khuyến cáo mạnh).
  • Đảm bảo biện pháp hỗ trợ sự sống đầy đủ. (Khuyến cáo mạnh).

Phác đồ kháng sinh ban đầu nên bao phủ tất cả vi khuẩn gây bệnh và được điều chỉnh theo kết quả cấy. Liều thường cao và cần điều chỉnh nếu có vấn đề về thận. Kháng sinh phải được sử dụng ngay trong giờ đầu khi phát hiện nhiễm khuẩn hệ thống.

Tắc nghẽn đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn hệ thống. Giải quyết tắc nghẽn, hút abces và loại bỏ vật thể ngoại lai là các biện pháp quan trọng và cần thực hiện khẩn cấp.

🡪 Phác đồ kháng sinh gợi ý điều trị nhiễm khuẩn hệ thống đường vào nhiễm khuẩn tiết niệu:

Kháng sinh Liều hàng ngày Thời gian điều trị
Cefotaxim 2g x 3 lần/ngày 7-10 ngày

 

Có thể kéo dài hơn ở bệnh nhân chậm đáp ứng lâm sàng

Ceftazidim 1-2g x 3 lần/ngày
Ceftriaxon 1-2g x 3 lần/ngày
      Cefepim 2g x 2 lần/ngày
Piperacillin/tazobactam 4,5g x 3 lần/ngày
Ceftolozan/tazobactam 1,5g x 3 lần/ngày
Ceftazidim/avibactam 2,5g x 3 lần/ngày
Gentamicin 5 mg/kg x 1 lần/ngày
Amikacin 15 mg/kg x 1 lần/ngày
Ertapenem 1g x 1 lần/ngày
Imipenem/cilastatin 0, ,5g/0,5g x 3 lần/ngày
Meropenem 1g x 3 lần/ngày