Thuốc Kaflovo 500 là thuốc dùng để điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc không biến chứng, nhiễm trùng da và mô dưới da có biến chứng hoặc không biến chứng.
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về thuốc Kaflovo 500. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Thông tin thuốc Kaflovo 500
Tên thương mại: Kaflovo
Danh mục thuốc: Kháng sinh
Quy cách: Hộp 10 vỉ x 5 viên nén bao phim
Thành phần: Levofloxacin
Sản xuất bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa (Khapharco)
Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
Số đăng ký: VD-33460-19
Công dụng của thuốc Kaflovo 500 là gì?
Chỉ định
Thuốc Kaflovo được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin:
- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
- Nhiễm trùng da và mô mềm.
- Viêm bể thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.
- Viêm bàng quang không biến chứng.
- Dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị dứt điểm bệnh than.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng:
- Vì fluoroquinolone, bao gồm kaflovo, có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng và nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, nên kaflovo chỉ nên dành cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính:
- Vì fluoroquinolone, bao gồm kaflovo, có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng và nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, nên kaflovo chỉ nên dành cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.
Viêm xoang cấp do vi khuẩn:
- Vì fluoroquinolone, bao gồm kaflovo, có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng và viêm xoang cấp do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, nên kaflovo chỉ nên dành cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.
Thuốc Kaflovo 500 dùng có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc Kaflovo 500 gồm Levofloxacin hemihydrate là hoạt chất dùng để điều trị các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả cao cho người bệnh.
- Thuốc dạng viên nén bao phim đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng và dễ bảo quản.
- Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa luôn đảm bảo chất lượng cho người bệnh.
Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng thuốc Kaflovo 500, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ.
Chống chỉ định
Thuốc Kaflovo không được dùng trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với thành phần chính levofloxacin, các quinolone khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Động kinh.
- Thiếu hụt G6PD.
- Tiền sử bệnh gân do một Fluoroquinolone gây ra.
- Thuốc Kaflovo 500 không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ em và thanh thiếu niên.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Kaflovo 500mg
Cách dùng:
Thuốc Kaflovo 500mg dạng viên nén và nên dùng đường uống. Bệnh nhân nên nuốt toàn bộ viên thuốc và không được nghiền nát hoặc nhai vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Liều dùng:
Đối với người lớn:
- Điều trị viêm xoang: Uống 500mg/ngày. Sử dụng trong khoảng 2 tuần.
- Điều trị nhiễm trùng da và mô mềm hoặc viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Tổng liều 500mg, chia 1-2 lần/ngày. Sử dụng trong 1-2 tuần.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống 250 mg mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần.
- Điều trị viêm phế quản mãn tính: Uống 250 – 500 mg. Sử dụng trong 7 đến 10 ngày.
Phải làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Các dấu hiệu quan trọng nhất có thể thấy sau khi dùng quá liều levofloxacin cấp tính là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức, co giật, tăng khoảng QT cũng như các phản ứng đường tiêu hóa như buồn nôn, xói mòn niêm mạc.
Điều trị
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, nên việc điều trị quá liều bao gồm loại bỏ thuốc ngay lập tức khỏi dạ dày và bù đủ nước cho bệnh nhân. Thẩm phân máu và thẩm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả trong việc loại bỏ levofloxacin khỏi cơ thể. Theo dõi điện tâm đồ vì khoảng QT kéo dài.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Kaflovo 500
Thuốc có chứa lactose, do đó những bệnh nhân mắc các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase lapp hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Các kháng sinh fluoroquinolone có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng và có khả năng gây tàn tật không hồi phục ở nhiều hệ thống cơ thể. Những phản ứng này có thể xảy ra đồng thời ở cùng một bệnh nhân.
Các phản ứng có hại thường được báo cáo bao gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh thần kinh ngoại biên và các tác dụng phụ ở hệ thần kinh trung ương như suy nhược, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu dữ dội và lú lẫn. Những phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Bệnh nhân ở mọi lứa tuổi hoặc không có các yếu tố nguy cơ từ trước đều có thể gặp phải những phản ứng có hại này.
Ngưng sử dụng ngay khi có những dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Ngoài ra, tránh sử dụng kháng sinh fluoroquinolone ở những bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolone.
Viêm gân, đặc biệt là gân Achilles, có thể dẫn đến đứt gân. Biến chứng này có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu sau khi bắt đầu điều trị và có thể ở cả hai bên.
Viêm gân chủ yếu xảy ra ở những đối tượng có nguy cơ: Người trên 65 tuổi, sử dụng corticosteroid (bao gồm cả dạng hít). Để phòng ngừa, liều dùng thuốc hàng ngày ở bệnh nhân cao tuổi nên được điều chỉnh theo tỷ lệ lọc cầu thận.
Tác động lên hệ cơ xương: Levofloxacin, giống như hầu hết các quinolone khác, có thể gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu lực ở nhiều động vật non, do đó không nên sử dụng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Nhược cơ: Cần thận trọng ở những bệnh nhân bị nhược cơ vì các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn.
Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Đã có báo cáo về các phản ứng có hại như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác, ác mộng, ý nghĩ hoặc hành động tự tử (hiếm gặp) khi sử dụng kháng sinh quinolone, ngay cả khi dùng liều đầu tiên. Nếu những phản ứng có hại này xảy ra trong khi sử dụng levofloxacin, cần ngừng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng thích hợp.
Cần thận trọng khi sử dụng cho những người mắc các bệnh về hệ thần kinh trung ương như động kinh, xơ vữa động mạch não,… vì nguy cơ co giật có thể sẽ tăng lên.
Phản ứng quá mẫn: Đã có báo cáo về các phản ứng quá mẫn với nhiều biểu hiện lâm sàng khác, thậm chí là sốc phản vệ khi sử dụng quinolone, bao gồm levofloxacin. Cần ngừng thuốc ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của phản ứng quá mẫn và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile: Phản ứng có hại này đã được báo cáo với nhiều loại kháng sinh, bao gồm levofloxacin và có thể xảy ra ở mọi mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác các trường hợp tiêu chảy xảy ra trong thời gian bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp điều trị thích hợp.
Đã có báo cáo về tình trạng nhạy cảm với ánh sáng từ trung bình đến nặng với nhiều loại kháng sinh fluoroquinolone, bao gồm levofloxacin (mặc dù cho đến nay, tỷ lệ phản ứng có hại này khi sử dụng levofloxacin rất thấp <0,1%). Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong quá trình điều trị và 48 giờ sau khi điều trị.
Tác dụng chuyển hóa giống như các quinolone khác, levofloxacin có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng đường huyết và hạ đường huyết, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng levofloxacin đồng thời với thuốc hạ đường huyết hoặc với insulin, do đó cần theo dõi lượng đường trong máu ở những bệnh nhân này. Nếu xảy ra hạ đường huyết, nên ngừng dùng levofloxacin và thực hiện các biện pháp thích hợp.
Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: Sử dụng quinolone có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số bệnh nhân và một số ít trường hợp hiếm gặp bị loạn nhịp tim, do đó cần tránh sử dụng cho những bệnh nhân có khoảng QT kéo dài, bệnh nhân hạ kali máu, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidine, procainamide…) hoặc nhóm III (amiodarone, sotalol…), cần thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho những bệnh nhân có tình trạng tiền loạn nhịp tim như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.
Ảnh hưởng của thuốc Kaflovo 500 đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Kaflovo 500 có tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh gây chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác, do đó không nên dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Sử dụng thuốc Kaflovo 500 cho phụ nữ đang mang thai
Có rất ít dữ liệu về việc sử dụng Kaflovo 500 ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên độc tính sinh sản. Tuy nhiên, vì thuốc có nguy cơ cao gây tổn thương sụn ở trẻ nhỏ nên không nên dùng Kaflovo 500 ở phụ nữ mang thai.
Sử dụng thuốc Kaflovo 500 cho phụ nữ đang cho con bú
Nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ chưa được đo, nhưng dựa trên khả năng phân bố của ofloxacin vào sữa mẹ, có thể dự đoán rằng thuốc cũng phân bố vào sữa mẹ. Vì thuốc có nguy cơ cao gây tổn thương sụn ở trẻ nhỏ nên không cho con bú khi dùng thuốc Kaflovo 500
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ của thuốc Kaflovo 500mg bao gồm:
- Tác dụng phụ trên hệ thần kinh
Rối loạn tâm thần
Động kinh
Đau đầu, chóng mặt
Mất ngủ
- Tác dụng phụ thường gặp trên hệ tiêu hóa
Tiêu chảy
Buồn nôn – nôn
- Tác dụng phụ khác
Rối loạn thị giác
Nhức mỏi cơ khớp
Vàng mắt, vàng da
Bội nhiễm vi khuẩn khác
Lượng nước tiểu thay đổi
Dị ứng, nổi mẩn trên da
Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần ngừng sử dụng Kaflovo 500mg và đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Tương tác thuốc
Tác dụng của các thuốc khác đối với Kaflovo 500
Muối sắt, thuốc kháng axit có chứa magie hoặc nhôm: Hấp thu levofloxacin giảm đáng kể khi dùng muối sắt hoặc thuốc kháng axit có chứa magie hoặc nhôm với levofloxacin.
Theophylline, fenbufen hoặc thuốc chống viêm không steroid: Ngưỡng co giật não có thể giảm đáng kể khi dùng quinolone với theophylline, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc làm giảm ngưỡng co giật. Khi có fenbufen, nồng độ levofloxacin cao hơn khoảng 13% so với khi dùng riêng.
Sucralfate: Sinh khả dụng của levofloxacin giảm đáng kể khi dùng với sucralfate. Nếu bệnh nhân dùng cả sucralfate và levofloxacin, tốt nhất nên dùng sucralfate sau 2 giờ dùng levofloxacin.
Probenecid và cimetidine: Theo thống kê, probenecid và cimetidine có tác dụng đáng kể đến việc đào thải levofloxacin. Độ thanh thải thận của levofloxacin giảm 24% do cimetidine và 34% do probenecid.
Các thuốc khác: Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng dược động học của levofloxacin không bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời canxi cacbonat, digoxin, glibenclamide và ranitidine.
Tác dụng của levofloxacin đối với các thuốc khác
Cyclosporin: Thời gian bán thải của cyclosporin tăng 33% khi dùng đồng thời với levofloxacin.
Thuốc đối kháng vitamin K: Đã có báo cáo về tình trạng tăng thời gian đông máu (PT/INR) hoặc chảy máu, có thể nghiêm trọng, ở những bệnh nhân được điều trị bằng levofloxacin kết hợp với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ: warfarin). Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm đông máu ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đối kháng vitamin K.
Thuốc kéo dài khoảng QT: Cũng như các kháng sinh fluoroquinolone khác, cần thận trọng khi dùng levofloxacin đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT (như thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, III, thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolide, thuốc chống loạn nhịp). Vì chưa có nghiên cứu về khả năng tương thích thuốc nên không được trộn thuốc này với các thuốc khác.
Bảo quản
Bảo quản thuốc Kaflovo 500 dưới 30oC, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Dược lực học
Levofloxacin là một loại thuốc kháng khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone.
Giống như các fluoroquinolone khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế các enzyme topoisomerase II (DNA – gyrase) và topoisomerase IV, là những enzyme vi khuẩn thiết yếu tham gia vào quá trình sao chép, phiên mã và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Levofloxacin là đồng phân S(-) của ofloxacin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn khoảng 2 lần so với ofloxacin racemic.
Levofloxacin, giống như các fluoroquinolone khác, là một loại kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Levofloxacin (cũng như sparfloxacin) có tác dụng tốt hơn đối với vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kỵ khí so với các fluoroquinolone khác, tuy nhiên, levofloxacin và sparfloxacin có tác dụng in vitro yếu hơn đối với Pseudomonas aeruginosa so với ciprofloxacin.
Phổ kháng khuẩn
Vi khuẩn nhạy cảm trong ống nghiệm và nhiễm trùng lâm sàng:
Vi khuẩn gram (+) hiếu khí: Bacillus anthracis, tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin (meti – S), tụ cầu coagulase âm tính nhạy cảm với methicillin, liên cầu khuẩn pneumoniae.
Vi khuẩn gram (-) hiếu khí: Enterobacter cloacae, escherichia coli, haemophilus influenzae H. parainfluenzae, klebsiella pneumonia, legionella pneumophila, moraxella catarrhalis, proteus mirabilis, pseudomonas aeruginosa.
Vi khuẩn kỵ khí: Peptostreptococcus, fusobacterium, propionibacterium.
Các chủng khác: Chlamydia pneumoniae, mycoplasma pneumonia.
Vi khuẩn nhạy cảm trung gian trong ống nghiệm:
Vi khuẩn gram (+) hiếu khí: Enterococcus faecalis.
Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis, prevotella.
Vi khuẩn kháng Levofloxacin:
Vi khuẩn gram (+) hiếu khí: Enterococcus faecium, staphylococcus aureus meti-R, staphylococcus coagulase âm tính meti-R.
Kháng chéo: Trong ống nghiệm, có tình trạng kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolone khác.
Do cơ chế tác dụng, thường không có tình trạng kháng chéo giữa levofloxacin và các họ kháng sinh khác.
Cơ chế đề kháng
Kháng levofloxacin trong ống nghiệm thường xảy ra do đột biến tại vị trí đích trên các enzyme topoisomerase và DNA gyrase và thông qua đột biến nhiều bước. Đột biến đơn lẻ chỉ có thể làm giảm khả năng nhạy cảm với thuốc nhưng không gây ra tình trạng kháng thuốc trên lâm sàng. Tuy nhiên, đột biến nhiều bước có thể gây ra tình trạng kháng thuốc trên lâm sàng và kháng thuốc chéo với các thuốc trong nhóm quinolone.
Cơ chế kháng thuốc làm bất hoạt kháng sinh thông qua các rào cản thấm (thường gặp ở vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa) và bơm đẩy thuốc ra có thể ảnh hưởng đến khả năng nhạy cảm với levofloxacin.
Mối quan hệ dược động , lực học
Hoạt tính diệt khuẩn của levofloxacin phụ thuộc vào tỷ lệ nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) so với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) hoặc diện tích dưới đường cong (AUC) so với MIC.
Dược động học
Hấp thu
Levofloxacin đường uống được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1–2 giờ.
Sinh khả dụng tuyệt đối đạt khoảng 99–100%, thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu levofloxacin. Trạng thái ổn định thường đạt được trong vòng 48 giờ sau liều 500 mg một–hai lần mỗi ngày.
Phân bố
Khoảng 30–40% levofloxacin liên kết với protein huyết thanh. Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể: niêm mạc phế quản, phế nang, mô phổi, da, mô tuyến tiền liệt, nước tiểu… Tuy nhiên, thuốc phân bố kém trong dịch não tủy.
Chuyển hóa
Levofloxacin được chuyển hóa ít, các chất chuyển hóa là desmethyl-levofoxacin và levofloxacin N-oxide. Mức độ các chất chuyển hóa này ít hơn 5% liều được bài tiết qua nước tiểu. Levofloxacin là dạng ổn định về mặt lập thể và không bị thay đổi về mặt cấu trúc.
Thải trừ
Khi dùng đường uống, levofloxacin được đào thải tương đối chậm khỏi huyết tương (thời gian bán hủy 6-8 giờ). Bài tiết chủ yếu qua thận, khoảng 87% ở dạng không đổi và qua phân, khoảng 12,8%. Thuốc không được loại bỏ bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc.
Thuốc Kaflovo 500 giá bao nhiêu hiện nay?
Giá thuốc Kaflovo 500 bao nhiêu? Thuốc Kaflovo 500 là thuốc dùng để điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc không biến chứng, nhiễm trùng da và mô dưới da có biến chứng hoặc không biến chứng. Giá thuốc Kaflovo 500 có thể có sự chênh lệch với nhau tuỳ thuộc vào mức giá vận chuyển và mức giá trúng thầu của công ty tại bệnh viện đó, tuy nhiên mức chênh lệch giữa các bệnh viện thường không cao.
Hãy liên hệ 0929.620.660 để được nghe các tư vấn viên hỗ trợ miễn phí và nhanh nhất hoặc truy cập vào trong wedsite https://nhathuocaz.com.vn để được cập nhật giá thuốc.
Thuốc Kaflovo 500 mua ở đâu uy tín, chính hãng?
Mua thuốc Kaflovo 500 ở đâu uy tín, chất lượng Hà Nội? Thuốc Kaflovo 500 hiện nay đã được phân phối đến các bệnh viện lớn như: Sở y tế Tỉnh Đồng Nai, Sở y tế Tỉnh Nam Định, Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Huyện Củ Chi, bệnh nhân cần cân nhắc nhà thuốc để mua thuốc uy tín chất lượng để tránh mua phải hàng giả, hành nhái dẫn đến tiền mất tật mang lại ảnh hưởng đến kết quả cũng như thời gian vàng của quá trình điều trị.
Sau đây, Nhathuocaz.com.vn xin giới thiệu một số các địa chỉ (Hiệu thuốc, Nhà thuốc, Công ty Dược) cung cấp thuốc Kaflovo 500 chính hãng, uy tín:
Bạn có thể mua thuốc Kaflovo 500 chính hãng tại các cơ sở nhà thuốc AZ trên toàn quốc cũng như trên trang web online của nhà thuốc.
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/NhathuocAZ
Website: https://nhathuocaz.com.vn/
Shopee: https://shp.ee/6zdx64x
#NhathuocAZ, #AZpharmacy, #tuAdenZ, #AZ, #muathuoc_online, #Online, #giatot, #Hieuthuoc, #tiemthuoc
* Nếu quý khách hàng và bệnh nhân tìm và muốn mua các loại thuốc như thuốc kê đơn, thuốc đặc trị, các loại thuốc hiếm như thuốc ung thư( ung thư gan, phổi, điều trị viêm gan …) các loại thuốc hiếm tìm hoặc khi địa chỉ nhà ở của bạn xa các bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến trên và cần mua các loại thuốc khác. Chúng tôi có dịch vụ cung cấp đầy đủ các loại thuốc quý khách đang tìm kiếm, quý khách muốn mua thuốc cần phải có đơn thuốc của bệnh viện, bác sỹ. Nhà thuốc AZ xin hướng dẫn cách mua thuốc theo đơn tại Bệnh Viện: Tại đây Chúng tôi có chính sách vận chuyển thuốc toàn quốc, khách hàng nhận thuốc, kiểm tra thuốc đúng sản phẩm mà quý khách hàng đặt rồi mới thanh toán tiền.
Lưu ý rằng, khi quý khách hàng mua loại thuốc kê đơn thì cần phải có đơn thuốc từ bác sĩ.
Nếu còn thắc mắc về bất cứ thuốc nào hay về Kaflovo 500 như: Kaflovo 500 giá bao nhiêu tiền? Mua Kaflovo 500 uy tín ở đâu? Kaflovo 500 chính hãng giá bao nhiêu? Kaflovo 500 có tác dụng không mong muốn là gì? Cách phân biệt Kaflovo 500 chính hãng và Kaflovo 500 giả? Hãy liên hệ với Thuốc kê đơn theo số hotline 0929.620.660 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách đầy đủ, nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Nhà thuốc AZ của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với đội ngũ nhân viên và tư vấn viên chuyên nghiệp 24/7.
Nhằm phục vụ nhu cầu mua các loại thuốc khác ở các tỉnh lẻ, nhà thuốc AZ của chúng tôi hiện nay đã có dịch vụ giao hàng và vận chuyển thuốc tới tận nhà, địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Quý khách hàng chỉ cần để lại cho chúng tôi thông tin về địa chỉ nhận hàng, số điện thoại hoặc chụp lại đơn thuốc nếu là thuốc kê đơn mà quý khách hàng đang cần tìm mua thì đơn hàng sẽ nhanh chóng được giải quyết và được gửi đến tận nhà của bạn. Quý khách hàng khi nhận đơn hàng về thuốc có quyền kiểm tra về chất lượng sản phẩm, mã vạch của sản phẩm rồi mới tiến hành thanh toán cho bên vận chuyển hàng hóa.
Ở các tỉnh thành khác, Chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ quý khách mua thuốc Kaflovo 500 chính hãng, ship thuốc COD qua các đơn vị vận chuyển uy tín như GHTK, GHN, Viettel Post, VN Post… Quý khách nhận thuốc, kiểm tra rồi mới thanh toán tiền.
Danh sách các Tỉnh, Thành Phố chúng tôi cung cấp thuốc Kaflovo 500 An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kon Tum, Lai Châu. Các tỉnh thành này bạn chỉ cần liên hệ số 0929.620.660 để được nhận thuốc tại nhà.
Đối với các quận huyện của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 tiếng. Danh sách các Quận huyện mà chúng tôi có dịch vụ cung cấp thuốc Kaflovo 500 Quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàng Mai, Huyện Hoài Đức, Huyện Thanh Oai, Huyện Mỹ Đức, Huyện Ứng Hòa, Huyện Thường Tín, Huyện Phú Xuyên, Huyện Mê Linh, Quận Nam Từ Liêm, Quận Long Biên, Quận Bắc Từ Liêm, Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm, Huyện Đông Anh, Huyện Sóc Sơn, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì, Huyện Phúc Thọ, Huyện Thạch Thất, Huyện Quốc Oai, Huyện Chương Mỹ, Huyện Đan Phượng: Liên hệ 0929.620.660 để được Ds Đại học Dược Hà Nội tư vấn sử dụng thuốc Kaflovo 500 chính hãng, an toàn, hiệu quả.
Hệ thống nhà thuốc AZ xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn, tin tưởng nhà thuốc chúng tôi, dành sự quan tâm và tham khảo đến bài viết thuốc Kaflovo 500 của chúng tôi.
Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe, vui vẻ!
Tham khảo thêm tại https://nhathuochapu.vn hoặc https://thuockedon24h.com