Bệnh lỵ Amip. là bệnh gì? điều trị như thế nào Hãy cùng nhathuocaz giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết này nhé!
Bệnh lỵ Amip. là bệnh gì
Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng đường ruột xuất phát từ sự xâm nhập của ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Bệnh có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau bụng cấp, đôi khi đi kèm với các triệu chứng không rõ ràng.
Mọi người đều có khả năng mắc lỵ amip, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới thiếu điều kiện vệ sinh, chẳng hạn như:
1. Nhà vệ sinh không được bảo quản sạch sẽ.
2. Khu vực và phương tiện rửa tay không đảm bảo vệ sinh.
3. Xử lý nước thải không đúng cách.
Nguyên nhân và triệu chứng gây Bệnh lỵ Amip.
Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip xuất phát từ sự xâm nhập của ký sinh trùng Entamoeba histolytica vào hệ thống tiêu hóa. Các con đường lây nhiễm có thể bao gồm:
1. Tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống nhiễm ký sinh trùng.
2. Chạm tay vào bề mặt chứa trứng ký sinh trùng sau đó đưa vào miệng.
3. Tiếp xúc với phân, đặc biệt khi có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sống trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, hoặc khi đi du lịch đến những vùng có điều kiện vệ sinh kém.
Triệu chứng của lỵ amip thường không biểu hiện rõ ràng, đặc biệt là ở lần nhiễm đầu tiên. Người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu điển hình trong vòng 4 tuần từ ngày nhiễm, bao gồm:
– Đau bụng
– Tiêu chảy
– Chảy máu từ trực tràng
– Sốt
– Phân lỏng
– Buồn nôn
Ký sinh trùng Entamoeba histolytica có thể tồn tại trong ruột suốt một thời gian dài, thậm chí khi không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, sau khi sống hoặc di chuyển đến khu vực với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, việc khám và xét nghiệm sớm là giải pháp tốt nhất để phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian khởi phát triển triệu chứng ở các trường hợp thường rất khác nhau, và nhiễm trùng có thể không có triệu chứng trung bình kéo dài hơn một năm. Nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về sự biến động này có thể do sự đa dạng của chủng amip, phản ứng miễn dịch của cơ thể hoặc có liên quan đến vi khuẩn và virus.
Biến chứng do bệnh lỵ amip gây ra
Nếu không được điều trị đúng cách và đúng lúc, bệnh lỵ amip có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
1. Chảy máu ruột.
2. Viêm ruột thừa do amip.
3. Viêm phúc mạc do thủng ruột.
4. Nhiễm trùng.
5. Tạo ra các ổ áp xe.
Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị
Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán lỵ amip thường được thực hiện khi có nghi ngờ về bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiến triển của bệnh và lịch sử du lịch gần đây của bạn. Việc chẩn đoán bệnh lỵ amip thường khá khó khăn do các triệu chứng có thể tương đồng với nhiều loại nhiễm ký sinh trùng khác.
Để chẩn đoán chính xác và loại trừ các loại nhiễm ký sinh trùng khác, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân và xét nghiệm kháng nguyên.
Xét nghiệm phân:
– Sử dụng kính hiển vi hoặc phương pháp ELISA để kiểm tra kháng nguyên ký sinh trùng, giúp xác định sự hiện diện của Entamoeba histolytica.
– Mẫu phân thường cần được cung cấp trong vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh, do số lượng ký sinh trùng có thể thay đổi hàng ngày.
Xét nghiệm máu:
– Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định xem nhiễm trùng có lan rộng đến các cơ quan khác như gan không.
– Các chỉ số như tăng bạch cầu ái toan, tăng bilirubin, AST và ALT, thiếu máu nhẹ, và ESR tăng cao có thể được kiểm tra.
Hình ảnh học:
– Nếu ký sinh trùng đã rời khỏi ruột, chúng có thể không xuất hiện trong mẫu phân. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc CT-scan để xem tổn thương tại gan.
– Nếu nghi ngờ có khối u trong gan, chọc hút bằng kim có thể được thực hiện để kiểm tra áp xe gan.
Phương pháp điều trị:
Sau khi xác định bạn mắc bệnh lỵ amip, phương pháp điều trị chính bao gồm:
– Bù nước.
– Sử dụng thuốc metronidazole và/hoặc tinidazole để tiêu diệt ký sinh trùng.
– Đối với áp xe gan do amip, có thể thực hiện chọc hút dưới hướng dẫn của CT-scan kết hợp với việc sử dụng metronidazole.
– Phẫu thuật có thể được xem xét nếu có các biến chứng nặng như thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc, phình đại tràng nhiễm độc hoặc áp xe gan không thể dẫn lưu qua da.
Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của lỵ amip:
Chế độ sinh hoạt:
1. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Nếu bạn mắc bệnh, hãy ở nhà và thảo luận với bác sĩ về thời điểm an toàn để quay trở lại công việc hoặc học tập.
3. Rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc sau khi tiếp xúc với đồ vật.
4. Thường xuyên làm sạch nhà tắm và nhà vệ sinh.
5. Thực hành quan hệ tình dục an toàn.
Chế độ dinh dưỡng:
1. Ăn chín, uống nước sôi, và rửa sạch rau quả trước khi ăn.
2. Hạn chế tiêu thụ thức ăn bán ngoài đường.
3. Sử dụng nước đun sôi hoặc nước đóng chai.
4. Phòng ngừa lỵ amip hiệu quả:
Phòng ngừa cho bản thân và gia đình:
1. Tuân thủ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã cho bé và trước khi tiếp xúc với thức ăn.
2. Thường xuyên làm sạch nhà tắm và nhà vệ sinh, đặc biệt là bồn toilet.
3. Tránh sử dụng chung khăn tắm.
4. Rửa sạch và gọt vỏ trái cây trước khi ăn.
5. Uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi.
6. Tránh uống những đồ uống có sử dụng đá viên.
7. Tránh ăn trái cây hoặc rau quả tươi đã được gọt vỏ sẵn.
8. Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm bán ngoài đường.
9. Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
Nguồn: Tham khảo Internet
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0929 620 660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được hỗ trợ