Bệnh Ung Thư Phổi Ăn Gì Tốt Cho Việc Điều Trị Lời Khuyên Từ Bác Sĩ. Hãy cùng nhathuocaz giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết này nhé!
Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và điều trị ung thư
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo và giàu năng lượng có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ phát triển ung thư. Các yếu tố khác như hút thuốc, béo phì, uống rượu, phơi nắng quá mức và mức độ hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số loại thực phẩm và nguy cơ ung thư, nhưng không có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm cụ thể có thể gây ra hoặc chữa khỏi bệnh ung thư. Vì vậy, việc giảm thiểu nguy cơ ung thư không chỉ dựa vào việc ăn uống lành mạnh mà còn phải kết hợp với các thói quen và hoạt động khác trong đời sống hàng ngày.
Bệnh ung thư phổi ăn gì tốt nhất – Lời khuyên từ bác sĩ
Người bị ung thư phổi cần tăng cường lượng dinh dưỡng để đối phó với những tác hại của quá trình điều trị. Trong thời điểm này, chuyên gia khuyên nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ và giảm thiểu sử dụng đường trong đồ ăn dung nạp hằng ngày.
Trái cây và rau xanh – Bệnh ung thư phổi ăn gì
Đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh ung thư phổi. Thêm vào đó, trái cây và rau xanh cũng là nguồn cung cấp carbohydrates tốt để sản sinh năng lượng cho cơ thể.
Thực phẩm giàu protein
Khi bị ho ra máu, bệnh nhân ung thư phổi thường thiếu máu và cần bổ sung nhiều đạm trong chế độ ăn uống. Sản phẩm từ sữa như sữa ít béo, kem, phô mai, sữa chua là những nguồn thực phẩm giàu đạm mà bệnh nhân nên bổ sung.
Chất béo thực vật – Bệnh ung thư phổi ăn gì
Các loại chất béo thực vật được xem là có lợi cho cơ thể bệnh nhân ung thư phổi, bởi chúng có khả năng tăng cường quá trình hấp thụ dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa hiện tượng giảm cân bất thường. Để bổ sung chất béo thực vật, người bệnh có thể sử dụng các loại hạt ngũ cốc, bơ đậu phộng và trộn chung với các món salad, làm ngũ cốc, sữa chua. Nhiều nguồn chất béo thực vật phong phú, bao gồm dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng và bơ,…
Ngũ cốc nguyên hạt – Bệnh ung thư phổi ăn gì
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc đã được tinh chế. Chúng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư phổi.
Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là có khả năng giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi nên ăn các loại ngũ cốc như gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng cung cấp vitamin B và carbohydrate, kích thích bộ não sản xuất serotonin, một hormone giúp giảm cảm giác chán ăn, lo lắng và buồn chán.
Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa – Bệnh ung thư phổi ăn gì
Khi bị ung thư, việc ăn uống trở nên rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Các bệnh nhân ung thư thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn do ảnh hưởng của bệnh và liệu pháp điều trị. Một số loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có thể giúp người bệnh dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Trong số những thực phẩm này, có thể kể đến cháo yến mạch, súp lơ, súp khoai tây, cháo dinh dưỡng, cà chua, khoai tây nghiền, trái cây như chuối, táo, vàng cam. Các loại thực phẩm này có thể giúp giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng và tiêu chảy. Ngoài ra, các bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn từ từ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Các sản phẩm từ sữa – Bệnh ung thư phổi ăn gì
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa cho người ung thư phổi có thể đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:
– Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Sữa có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin cũng như khoáng chất giúp người bệnh giảm bớt cảm xúc lo âu, tiêu cực và cải thiện tâm trạng của người bệnh tốt hơn.
Do đó mà sữa giống như một loại “thần dược” giúp bệnh nhân thư giãn sau một ngày dài trải qua việc điều trị ung thư căng thẳng và mệt mỏi.
– Giúp xương và răng chắc khỏe
Ai cũng biết việc điều trị ung thư đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ, và một trong số đó chính là những vấn đề liên quan đến răng miệng như: sâu răng, chảy máu chân răng hay làm yếu xương (loãng xương).
Để hạn chế những vấn đề này thì sữa chính là một trong những giải pháp bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
– Giảm đau nhức cơ bắp
Nhờ có thành phần Protein dồi dào mà sữa trở thành một lựa chọn tuyệt vời hơn bao giờ hết cho người bệnh nhằm tăng cường chất lỏng cho cơ thể và giúp giảm đau nhức cơ bắp.
Bên cạnh đó, đối với những người khỏe mạnh, sữa cũng là một giải pháp rất tốt giúp chúng ta cải thiện sự phát triển cơ bắp.
– Cung cấp năng lượng cho người bệnh
Để đảm bảo cho người bệnh được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sữa cũng là một trong những phương pháp tối ưu bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể chuyển hóa thanh năng lượng cho cơ thể như: natri, kali, lipid, protein, khoáng chất, các vitamin (A, D, B12, C, B6),…
– Làm chậm sự phát triển ung thư
Dựa trên một số nhà nghiên cứu, sữa được cho là có khả năng ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư, hạn chế sự di căn, lan rộng của các tế bào này đến những cơ quan xung quanh.
Những loại thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên tránh
Không hút thuốc và uống rượu bia
Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh nhân cần kiên quyết từ bỏ hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Thuốc lá giảm hàm lượng vitamin trong đường hô hấp, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh ung thư và là nguyên nhân của nhiều bệnh tình nặng hơn. Hơn nữa, khói thuốc chứa các chất độc hại như nicotine, gây kích thích xấu cho phổi, khí quản, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn ung thư.
Tránh ăn hải sản
Để đảm bảo sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư phổi, nên hạn chế sử dụng đồ hải sản như tôm, cua, cá, vì chúng có thể gây ra tình trạng tăng ho đàm hoặc dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tránh ăn đồ nướng, đồ hun khói
Người bệnh ung thư phổi nên tránh ăn đồ nướng, vì khi thực phẩm được nướng, cháy, nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và heterocyclic amines. Nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm nướng, đó có thể gây tổn thương đến DNA, gây ra sự phát triển của tế bào ung thư và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đối với người bị ung thư phổi, nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây tăng lượng mỡ trong máu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tế bào ung thư. Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bao gồm thực phẩm chế biến từ động vật như thịt đỏ, phô mai, sữa béo, trứng và thực phẩm chế biến từ thực vật như dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành và kem.
Nguồn: Tham khảo Internet
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0929 620 660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được hỗ trợ.