Nội soi đại tràng cũng được coi là một phương pháp hiệu quả để tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư (polyp) và các khối u nhỏ trong đường ruột trước khi xuất hiện những triệu chứng.
1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán dùng ống nội soi mềm cho phép bác sĩ có thể dễ dàng quan sát bên trong lòng đại tràng của bệnh nhân. Nhờ vào kỹ thuật chẩn đoán này giúp phát hiện được những bất thường trong đường ruột như khối u, loét, polyp và những vùng bị viêm hoặc bị chảy máu.
2. Khi nào nên tầm soát ung thư đại tràng?
Các bác sĩ khuyến cáo rằng những người ở độ tuổi từ 50 trở lên và có nguy cơ ung thư đại tràng ở mức trung bình nên nội soi đại tràng 10 năm một lần hoặc sớm hơn để tầm soát ung thư đại tràng.
Phương pháp nội soi đại tràng có thể tìm ra những nguyên nhân chính gây ra đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón và tiêu chảy kéo dài, hoặc các vấn đề về đường ruột khác.
Trong trường hợp bệnh nhân đã có polyp từ trước đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi theo dõi để tìm kiếm và loại bỏ nhanh chóng bất kỳ polyp mới xuất hiện. Từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
2.1 Các trường hợp chỉ định nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng sẽ được chỉ định cho những trường hợp dưới đây:
Đau bụng
Có máu trong phân, hoặc phân có màu đen giống bã cà phê
Thay đổi thói quen đại tiện
Thiếu máu nhược sắc
Phát hiện những bất thường khi nội soi đại tràng, chẳng hạn như polyp
Những người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng trước đây
Mắc bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng,..
Mắc bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng,..
Trên 40 tuổi có nhu cầu nội soi đại tràng, hoặc gia đình có tiền sử bị ung thư đại tràng
2.2 Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Trước khi thực hiện nội soi đại tràng, bạn nên lưu ý những điều sau:
Hãy cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang dùng ít nhất 1 tuần trước khi nội soi, ví dụ như thuốc chống đông hoặc aspirin. Nên hỏi bác sĩ loại thuốc nào được sử dụng hoặc ngưng dùng vào ngày nội soi đại tràng. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ rằng mình có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hay không, kể cả thuốc gây mê.Thông báo với bác sĩ rằng bạn đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.Đại tràng của bạn phải trống trong quá trình nội soi. Bạn sẽ cần tránh ăn những thức ăn rắn và chỉ uống chất lỏng trong vòng 1 ngày trước khi làm thủ thuật. Bạn cũng sẽ cần dùng thuốc nhuận tràng dưới dạng viên hoặc bột, hay thuốc xổ vào ngày hoặc đêm trước khi nội soi để làm trống ruột kết.Sắp xếp cho một người bạn hoặc thành viên gia đình đưa bạn về nhà, vì sau khi thực hiện thủ thuật, bạn có thể hơi choáng do sử dụng thuốc an thần.Bạn sẽ được yêu cầu ký vào giấy cam kết cho biết bạn hiểu những rủi ro và lợi ích của nội soi và đồng ý làm xét nghiệm.Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ những thắc mắc của bạn liên quan đến nội soi đại tràng cũng như sự cần thiết, những nguy cơ rủi ro và ý nghĩa kết quả của thủ thuật.
3. Quá trình thực hiện nội soi đại tràng
3.1 Quá trình thực hiện
Thông thường, quá trình thực hiện nội soi đại tràng sẽ mất khoảng 30-60 phút để hoàn thành. Khi bạn đến nội soi, bạn sẽ phải cởi bỏ trang phục và thay áo choàng bệnh viện. Sau đó, bạn sẽ nằm nghiêng trên bàn kiểm tra trong một phòng riêng. Tư thế nằm thường nghiêng về bên trái và chân gập cao lên gần tới bụng.Y tá sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau và thuốc an thần thông qua tiêm tĩnh mạch để hạn chế sự khó chịu của bạn. Bạn có thể tỉnh táo, nhưng không nhận thức hoặc nhớ được những gì đã xảy ra trong quá trình làm thủ thuật.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ chèn ống nội soi và thổi khí vào đại tràng của bạn. Đại tràng sẽ phồng lên, giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn niêm mạc đại tràng và trực tràng thông qua màn hình có kết nối với camera được gắn ở đầu ống nội soi.Nếu có sự tăng trưởng bất thường, hoặc polyp xuất hiện trong đại tràng của bạn, bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ ở cuối ống nội soi để loại bỏ nó hoặc thực hiện sinh thiết. Thủ thuật này thường không gây đau, nhưng chảy máu có thể xảy ra tại vị trí mà mô được lấy ra. Hiếm khi, nội soi có thể làm thủng thành đại tràng. Nếu xảy ra trường hợp này, phẫu thuật sẽ được yêu cầu để sửa chữa lỗ hổng.
Nội soi đại tràng
Trong suốt quá trình, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi nằm yên trong một thời gian dài hoặc bị chuột rút. Hãy hít thở chậm, sâu để giảm bớt cơn đau này.
3.2 Sau khi nội soi đại tràng
Bạn nên ở lại phòng làm thủ tục tối đa 2 giờ để chờ cho tác dụng của thuốc an thần hoặc thuốc gây mê biến mất. Bạn cũng không nên lái xe sau đó, mà nên nhờ người nhà đưa về.
Sau khi thực hiện xong nội soi đại tràng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động thường ngày của bạn (chẳng hạn như ăn uống).
Kết quả sẽ được trả sau 5-7 ngày. Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu xảy ra những biến chứng sau đây:
Đau bụng nặng
Sốt, nôn mửa
Nhu động ruột
Chóng mặt
Cơ thể yếu ớt
Đại tiện ra máu nhiều
Một số biến chứng khác của nội soi đại tràng bao gồm:
Ống nội soi gây rách hoặc làm thủng thành đại tràng
Cắt bỏ polyp hoặc lấy mẫu sinh thiết có thể gây chảy máu, tuy nhiên mức độ chảy máu không nhiều và có thể kiểm soát được.
Có một số phản ứng với thuốc gây mê
Tuy nhiên những biến chứng này thường hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1/1000 bệnh nhân mới gặp phải.
Nội soi đại tràng được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nếu bạn thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, tay nghề bác sĩ cao và trang thiết bị y tế hiện đại.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn