1. Khảo sát chức năng bài tiết và khử độc
1.1. Bilirubin
Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzyme có chứa hem (95% từ sự thoái biến của hồng cầu)Bilirubin TP: 0,8-1,2 mg% (5-17 μmol/L)Bilirubin GT (gián tiếp): 0,6-0,8 mg% (bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn kết albumin huyết tương, nên không được lọc qua cầu thận, khi đến gan, bilirubin GT được liên hợp với acid glucuronide để trở thành bilirubin TT (bilirubin liên hợp, tan trong nước, bài tiết tiểu quản mật)Vàng da khi Bil TP > 2,5mg%
Tăng Bil GT (thường < 15mg%): hiếm khi do bệnh gan
Tăng sản xuất bilirubin (tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thu từ khối máu tụ)Giảm sự bắt giữ bilirubin tại tế bào gan (Hội chứng Gilbert)Giảm sự liên hợp bilirubin do thiếu men glucuronyl transferase (Hội chứng Crigler- Najjar)
Tăng Bil TT (trực tiếp): liên quan bệnh lý gan mật
Giảm bài tiết bilirubin vào tiểu quản mậtỨ mật trong gan hay ngoài ganBilirubin niệu: Bili trực tiếp
Khi bili trực tiếp tăng cao, một phần bilirubin sẽ gắn với albumin huyết tương nên không bài tiết ra nước tiểu. Do vậy tình trạng vàng da thường giảm chậm hơn sau khi nguyên nhân gây tắc mật đã được giải quyết, phần còn lại không gắn albumin sẽ được bài tiết ra nước tiểu.
1.2. Urobilinogen
Chất chuyển hóa bilirubin tại ruột, tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột gan, sau đó cũng được bài tiết qua nước tiểu. Tắc mật hoàn toàn sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu.Urobilinogen trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý gan,…BT: 0,2-1,2 đơn vị (pp Watson).
1.3. Phosphatase kiềm (Alkaline phosphatase ALP)
Nguồn gốc: gan và xương (ruột, thận và nhau thai ít hơn). ALP bt: ít nghĩ nguyên nhân tắc mật. Thời gian bán hủy khoảng 7 ngày (tăng ALP có thể kéo dài > 1 tuần, sau khi tình trạng tắc mật đã giảm và khi bilirubin đã trở về bình thường). Tăng ALP do gan thường đi kèm GGT và 5 ́- NucleotidaseTăng ALP đơn thuần: bệnh gan do thâm nhiễm như: ung thư, áp xe, granuloma,…ALP tăng 2 lần bt: viêm gan, xơ gan, di căn, bệnh bạch cầu, lymphoma,…ALP tăng 3-10 lần: tắc mật trong hoặc ngoài ganALP không đặc hiệu cho gan: tăng trong Paget của xương, hủy xương, di căn xương, tắc ruột non, có thai, tăng trưởng xương trẻ em… (5 ́- Nucleotidase)ALP thấp: suy giáp, thiếu máu ác tính, giảm chất kẽm,…
1.4. GGT (Ɣ- Glutamyl transferase)
Mặc dù hiện diện ở nhiều cơ quan khác nhưng GGT được tìm thấy ở nồng độ cao trong tế bào biểu mô trụ của ống mật.Nguyên nhân thường gặp nhất của tăng GGT đơn thuần: nghiện rượu mạn tính, tắc mật, thuốc ( acetaminopnen, phenyltoin), NASH (Nonalcoholic Steatohepatitis),…Thời gian bán hủy 7-10 ngày, nhưng ở người uống rượu thời gian này có thể kéo dài 28 ngày. GGT còn tăng trong: suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, ĐTĐ, cường giáp, COPD,…
1.5. NH3 máu
Được sản xuất: chuyển hóa bt protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng.Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3, bằng cách chuyển thành ure thải qua thận. Cơ vân giữ vai trò khử độc NH3, gắn với acid glutamic tạo thành glutamin.Bệnh gan nặng thường bị teo cơ do phá hủy, góp phần NH3 tăng cao. NH3 có thể tăng ở bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa nặng hoặc có shunt mạch máu cửa ở gan.Nồng độ NH3 máu động mạch chính xác hơn máu tĩnh mạch vì không bị ảnh hưởng NH3 từ ruột. NH3 có thể trở về bình thường 48-72h trước khi có cải thiện tình trạng thần kinh.
2. Khảo sát chức năng tổng hợp
2.1. Albumin máu
Gan là nơi duy nhất TH albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc.Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài (khoảng 3 tuần), nên albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính hoặc khi tổn thương gan rất nặng.Xơ gan cổ trướng (albumin giảm do thoát vào trong dịch báng), mất albumin qua đường nước tiểu (Hội chứng thận hư), hoặc qua đường tiêu hóa (viêm ĐT mạn).
2.2. Globulin máu: gồm α1, α2, β, γ
α1 Globulin (α1 antitrypsin, TBG, transcortin,…)α2 Globulin (haptoglobulin, ceruloplasmin,….)β Globulin (β1 transferrin, β lipoprotein,…)γ Globulin (các kháng thể miễn dịch)Trong xơ gan, các kháng nguyên từ vi khuẩn đường ruột không được tiêu diệt ở gan mà lại đi tắt theo các thông nối cửa – chủ, tạo đáp ứng tăng kích thích ở hệ võng nội mô, làm γ tăng cao ( IgG tăng Viêm gan tự miễn, IgM tăng xơ gan ứ mật nguyên phát,…)A/G < 1: xơ gan, viêm gan mạn tính ( giảm TH albumin, tăng TH γ Globulin)Điện di:
Albumin 35-55g/L ( 55-60%)
α1 Globulin 2-4g/L ( 4,2-7,2%)
α2 Globulin 5-9g/L ( 6,8-12%)
β Globulin 6-11g/L ( 9,3-15%)
γ Globulin 7-17g/L ( 13-23%)
2.3. Prothrombin hay thời gian Quick (TQ)
Thăm dò đường đông máu ngoại sinh, giúp phát hiện do nguyên nhân tại gan hoặc do thiếu vitamin K.Nếu tỷ lệ Prothrombin thấp, cần cho định lượng yếu tố V, là yếu tố được gan tổng hợp không cần sự hiện diện của vitamin K (Yếu tố V ↓: suy gan, V bình thường: Thrombotest Owren: phát hiện bạn có vấn đề liên quan đến Vit K).
Vitamin K và các yếu tố đông máu sản xuất tại gan
Rối loạn đông máu, chỉ một số ít ảnh hưởng đường ngoại sinh, còn hầu hết ảnh hưởng đường nội sinh (phức hệ prothrombin), đều do gan sản xuất, nhờ có sự hiện diện vitamin K, do vậy khi gặp rối loạn này phải nghĩ đến các nhóm nguyên nhân sau:
Bệnh lý gan: chức năng gan giảm sút trong viêm gan, xơ gan, K gan
Thiếu vitamin K: do ăn uống ( thiếu chất: dầu, mỡ, rau, đậu,mè,..), tắc mật, cắt ruột quá dài, dùng kháng sinh phổ rộng uống thời gian dài, bị chất kháng đông kháng vitamin K (nhóm coumarinic).
Suy dinh dưỡng: bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa( K thực quản, ói mửa nhiều, hôn mê,….không ăn uống lâu ngày sẽ ảnh hưởng lên hệ đông máu.
Đông máu nội mạch lan tỏa: sản khoa (nhau bong non, thai lưu,..), ngoại khoa (đa thương, dập nát , hoại tử,…), nội khoa: nhiễm trùng huyết gram (-), gram(+), rắn cắn, tai biến truyền máu,…Tiêu sợi huyết (fibrinolysis)
3. Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan
3.1. Transaminase
Enzyme nội bào, sự tăng enzyme này phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.AST: cơ tim, cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra: thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu.ALT: chủ yếu bào tương tế bào gan. ALT bt: nữ: 19 UI/L, nam: 30UI/LTăng trong hầu hết các bệnh về gan, nhưng không đặc hiệu: nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ vân (viêm cơ, loạn dưỡng cơ), nhược giáp,…Giảm giả tạo: khi có tăng ure máu.Tăng cao (> 3.000 UI/L): hoại tử tế bào gan, viêm gan virus cấp , mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài ( mức độ tăng transaminase có tương quan kém với mức độ tổn thương tế bào gan, và không có ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng. Ví dụ: hoại tử tế bào gan rất nặng, men gan tăng cao trong 24- 48h, nhưng sau 3-5 ngày, men giảm nhanh)Tăng vừa (< 300 UI/L): viêm gan do rượu, tăng chủ yếu AST (không quá 2 -10 lần ULN), có thể ALT bt hoặc thấp ( thiếu pyridoxal 5- phosphate, Vitamin B6, cofactor tổng hợp ALT ở gan)Tăng nhẹ (< 100 UI/L): viêm gan virus cấp, bệnh gan mạn tính ( xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan,…) hoặc tắc mật, gan nhiễm mỡ.Tỷ số De Ritis ( AST/ALT) O/P :
Tỷ số De Ritis ( AST/ALT) O/P
3.2. LDH
Không chuyên biệt cho gan (tim, cơ, xương, thận, HC, tiểu cầu, hạch bạch huyết)LDH tăng cao, thoáng qua: hoại tử tế bào gan, sốc gan.LDH tăng, kéo dài + ALP: gợi ý tổn thương ác tính ở ganLDH5 tương đối đặc hiệu cho ganTỷ số ALT/LDH:
Tỷ số ALT/LDH
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn