Một chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân sau khi mổ sỏi túi mật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi nhanh hơn. Không những thế một chế độ ăn uống hợp lý còn giúp cho bệnh nhân giảm được những nguy cơ, và các biến chứng khác.
1. Ảnh hưởng sau khi phẫu thuật sỏi túi mật
Người bị mắc bệnh sỏi mật có thể phẫu thuật lấy sỏi ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên nếu sỏi chưa gây ra triệu chứng gì thì chưa cần thiết phải mổ. Việc phẫu thuật chỉ thực sự cần thiết khi sỏi túi mật có kích thước lớn, và gây ra biến chứng thường xuyên.
Những ảnh hưởng của ca mổ đến sức khỏe và hệ tiêu hóa và những biến chứng có thể xảy ra sau mổ sỏi mật bao gồm:
Biến chứng sau phẫu thuật: Người bệnh có khả năng gặp một số biến chứng sau phẫu thuật lấy sỏi ví dụ như tổn thương đường mật, đau vết mổ, và có nguy cơ nhiễm trùng (vết mổ hoặc nhiễm trùng ổ bụng)… Tuy nhiên, các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng này nếu như người bệnh thực hiện phẫu thuật ở những bệnh viện uy tín.Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Phẫu thuật lấy sỏi hoặc cắt túi mật có thể gây ra những xáo trộn hoạt động của đường mật, từ đó sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Người bệnh dễ gặp một số rối loạn tiêu hóa ví dụ như táo bón, đau do đầy trướng, tiêu chảy kéo dài, và trào ngược dịch mật lên dạ dày, thực quản… Các rối loạn tiêu hóa này còn có thể nặng hơn nếu như người bệnh không có một chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý.
Để có một chế độ ăn uống hợp lý sau khi mổ sỏi túi mật không phải là một điều quá khó khăn mà chỉ cần chú ý và kiên trì. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho người bệnh tránh được những chứng như đau bụng, chậm tiêu hay đầy trướng.
2. Cách ăn uống sau khi mổ sỏi túi mật
Những lưu ý sau đây sẽ giúp cho người bệnh biết được những thực phẩm nào nên ăn và cách ăn uống hợp lý sau mổ sỏi mật.
Chế độ ăn ở những ngày đầu sau khi mổ sỏi túi mật
Trong những ngày này bệnh nhân chỉ ăn thức ăn lỏng, mềm,và dễ tiêu ví dụ như súp, cháo, hay rau củ… không nên ăn những thức ăn đặc, hay đồ ăn chứa dầu mỡ để tránh làm tăng áp lực lên hệ thống đường mật.
Sau khi mổ sỏi túi mật bệnh nhân cần uống đủ nước để đào thải nhanh chóng lượng thuốc tê, hay thuốc mê còn sót lại ở trong cơ thể. Bệnh nhân có thể được bổ sung một phần nước bằng các loại nước ép trái cây ít đường ví dụ như táo, cam, nho… nhưng cần tránh dùng các thức uống như trà đặc hoặc cà phê vì có thể kích thích gây ra tiêu chảy.
Vận động, đi lại nhẹ nhàng để giảm chứng khó tiêu và giúp cho máu lưu thông. Bệnh nhân tập hít sâu, thở chậm để giúp giảm ứ dịch tại phổi, giảm ho và những ảnh hưởng do thuốc gây tê và gây mê trên cơ thể gây nên.
Giai đoạn phục hồi trong vài tuần tiếp theo
Trong thời gian này, người bệnh vẫn nên giữ chế độ ăn dễ tiêu hóa nhưng ăn nhiều rau xanh hơn và các loại trái cây giàu chất xơ để tránh táo bón và bình thường hóa nhu động ruột. Lượng chất xơ cần được tăng từ từ để tránh sinh hơi. Thêm dần các chất đạm như thịt vào trong khẩu phần ăn của người bệnh, nhưng chỉ nên ăn thịt trắng ví dụ như thịt da cầm và bỏ da, hoặc cá. Không nên ăn những loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò.
Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, không được ăn quá nhiều hay quá ít,vừa ăn vừa theo dõi tình trạng. Khi bệnh nhân không còn thấy đau bụng, và khó chịu sau ăn thì có thể dần chuyển sang những thức ăn đặc. Cần phải chia nhỏ bữa ăn, vì sau khi cắt túi mật thức ăn không thể tiêu hóa ngay được, nên tránh ăn quá no.
Khi bệnh nhân không còn thấy đau bụng, và khó chịu sau ăn thì có thể dần chuyển sang những thức ăn đặc
Chế độ dinh dưỡng lâu dài cho người bệnh sau mổ sỏi túi mật
Bổ sung chất béo không no: Bệnh nhân nên hạn chế ăn các chất béo, cholesterol như da, mỡ, các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật sau phẫu thuật. Vì những chất béo này không chỉ gây ra khó tiêu, trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy mà còn làm tăng lên nguy cơ hình thành sỏi. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần có chất béo để làm kích thích gan tiết dịch mật, tăng lưu thông dịch mật và cung cấp năng lượng để hoạt động. Vì thế, thay vì sử dụng những chất béo không tốt hay chất béo no, nên chọn những chất béo tốt từ dầu ô liu, từ quả bơ hoặc cá. Những chất béo này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân vừa không làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
Tăng hàm lượng chất xơ: Việc bổ sung chất xơ sẽ giúp hạn chế được tình trạng tiêu chảy và làm giảm đầy trướng do thức ăn không được tiêu hóa. Hãy bổ sung các chất xơ hòa tan từ rau xanh như rau cải bó xôi, đậu bắp hay trái cây họ cam quýt, yến mạch, đậu… để tăng cường hoạt động hệ thống tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy và làm chậm lại hấp thu chất béo sau khi ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên ăn quá nhiều chất xơ để tránh gây ra tình trạng khó tiêu mà thay vào đó nên tăng lượng chất xơ từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin: Khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K thường bị giảm sau khi mổ sỏi túi mật bởi vì sự tiêu hóa chất béo bị xáo trộn. Vì vậy, bệnh nhân sau khi mổ sỏi túi mật cần bổ sung thêm các vitamin trên từ cá béo, rau củ màu xanh thẫm hoặc hoa quả màu đỏ… Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin C để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giúp cho vết mổ chóng lành.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực phẩm,và những món ăn bạn cần tránh vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ và cholesterol: Bệnh nhân sau khi mổ sỏi túi mật cần tránh thịt mỡ, thịt đỏ, đồ chiên rán, nội tạng động vật … Những thực phẩm này chứa quá nhiều chất béo mà cơ thể không thể chuyển hóa được, do đó có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ tái phát sỏi.
Bệnh nhân nên hạn chế các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia và các loại nước ngọt có gas
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế: Bánh ngọt, đồ ăn vặt, nước ngọt… thường chứa nhiều đường nên gây tăng nguy cơ béo phì, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thịt hộp, thịt xông khói, thức ăn nhanh… thường chứa nhiều chất béo xấu, muối và chất bảo quản nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên dễ gây đau bụng, khó tiêu.
Thực phẩm dễ gây khó tiêu: Các sản phẩm làm từ sữa béo như bơ sữa, phô mai sữa chua không tách béo, kem, kem chua, và các loại nước sốt làm từ kem… Các thực phẩm này có thể gây chướng bụng nên cần hạn chế. Nếu bệnh nhân muốn dùng sữa, thì nên chuyển sang sữa chua hoặc sữa đậu nành.
Thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc có đường, các loại bánh mì, thịt hộp, thịt xông khói, thức ăn nhanh… thường chứa rất nhiều chất béo, muối và chất bảo quản nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Hơn nữa những loại đường và chất béo này thường giúp cho thực phẩm được bảo quản lâu hơn, sẽ khó tiêu hóa và không chứa nhiều dinh dưỡng.
Thực phẩm hay gia vị dễ gây kích thích: Bệnh nhân cần hạn chế dùng tỏi, ớt, rau củ muối chua. Và các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia và các loại nước ngọt có ga, đồ uống thể thao… Các loại thực phẩm này có chứa các loại acid có thể khiến cho dạ dày tiết ra nhiều acid, dẫn đến đau dạ dày và khó chịu sau khi mổ sỏi túi mật. Gây không tốt cho hệ tiêu hóa đang trong quá trình hồi phục sau khi mổ.
Các lưu ý khác về chế độ ăn
Việc thay đổi trong chế độ ăn sau khi phẫu thuật sỏi túi mật cũng có thể đóng góp rất lớn vào việc giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Ngoài việc tránh ăn một số loại thực phẩm, người bệnh cũng nên:
Không được ăn đồ ăn cứng ngay sau khi phẫu thuật: Thêm dần, và thêm từ từ các loại đồ ăn cứng vào chế độ ăn sau khi phẫu thuật để phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa.
Chia nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày: Ăn một bữa ăn lớn trong một khoảng thời gian ngắn có thể sẽ khiến bệnh nhân bị đầy hơi và chướng bụng. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn cho bệnh nhân. Người bệnh cố gắng ăn khoảng 6 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau vài giờ. Và lựa chọn ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít béo, giàu protein. Mỗi bữa không nên ăn quá 3 gam chất béo.
Cân nhắc đến việc thực hiện chế độ ăn chay: Sau khi mổ sỏi túi mật, thịt và các chế phẩm từ sữa thường sẽ khó tiêu hóa hơn.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn