Đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E

Không như các dạng viêm gan khác, viêm gan E không dẫn đến các bệnh lâu dài hoặc gây tổn thương gan. Nhưng viêm gan E có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và bất kỳ ai có hệ miễn dịch yếu, kể cả người già, người bị bệnh.

1. Virus viêm gan E

Viêm gan E là một bệnh gan do virus viêm gan E (HEV) gây ra. Nó có thể khiến gan của người bệnh bị sưng lên. Mỗi năm, ước tính có khoảng 20 triệu ca nhiễm HEV trên toàn thế giới, trong số này có khoảng 3,3 triệu ca viêm gan E.

WHO ước tính rằng viêm gan E gây ra khoảng 44 000 ca tử vong trong năm 2015 (chiếm 3,3% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus). Viêm gan E được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng căn bệnh này phổ biến nhất ở Đông và Nam Á.

Viêm gan E là bệnh gan do siêu vi viêm gan E (HEV) gây ra. Virus có ít nhất 4 loại khác nhau: kiểu gen 1, 2, 3 và 4. Kiểu gen 1 và 2 chỉ được tìm thấy ở người. Kiểu gen 3 và 4 được tìm thấy ở một số động vật (lợn, lợn rừng và hươu) mà không gây ra bất kỳ bệnh nào và đôi khi lây nhiễm cho người.

Bệnh phổ biến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình với khả năng tiếp cận các dịch vụ nước, vệ sinh và y tế thiết yếu hạn chế. Ở những khu vực này, bệnh xảy ra cả khi bùng phát và các trường hợp lẻ tẻ. Các trường hợp lẻ tẻ cũng được cho là có liên quan đến ô nhiễm nước, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.

Ở những khu vực có điều kiện vệ sinh và cung cấp nước tốt hơn, bệnh viêm gan E không thường xuyên xảy ra. Hầu hết các trường hợp này là do virus loại 3 gây ra và được kích hoạt do nhiễm virus có nguồn gốc từ động vật, thường là do ăn thịt động vật chưa nấu chín (gan thịt lợn) và không liên quan đến ô nhiễm nước hoặc thực phẩm khác.

Tại Trung Quốc có mộ loại vắc-xin nhằm ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan E đã được phát triển và được cấp phép, nhưng ở các nước khác vẫn chưa có.

virus viêm gan E

Viêm gan E là một bệnh gan do virus viêm gan E (HEV) gây ra

2. Virus viêm gan E lây qua đường nào?

Virus viêm gan E lây truyền qua đường phân-miệng, chủ yếu qua nước bị ô nhiễm.

Virus được thải ra trong phân của người nhiễm bệnh và xâm nhập vào cơ thể người qua ruột. Nó được truyền chủ yếu qua nước uống bị ô nhiễm. Viêm gan E phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới với thói quen rửa tay kém vệ sinh và thiếu nước sạch.

Các đường lây truyền khác đã được xác định, nhưng dường như chiếm một số lượng nhỏ hơn các trường hợp lâm sàng. Những tuyến đường truyền này bao gồm:

Bạn cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan E nếu ăn thịt chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh như lợn, hươu.Truyền các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh

Truyền dọc từ mẹ sang con

Thông thường, nhiễm trùng là tự giới hạn và tự khỏi trong vòng 2 tuần đến 6 tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, virus viêm gan E có thể gây suy gan cấp tính và gây tử vong.

Bệnh giang mai lây từ mẹ sang con

. Virus viêm gan E có thể truyền dọc từ mẹ sang con

3. Triệu chứng của viêm gan E

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với HEV dao động từ 2 đến 10 tuần, trung bình từ 5 tuần đến 6 tuần. Những người bị nhiễm virus bắt đầu bài tiết từ vài ngày trước đến 3-4 tuần sau khi phát bệnh.

Ở những vùng mà viêm gan E phổ biến, nhiễm trùng có triệu chứng nhất ở người trẻ tuổi từ 15 tuổi đến 40 tuổi. Ở những khu vực này, mặc dù nhiễm trùng xảy ra ở trẻ em, nhưng chúng thường không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như: sốt nhẹ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm gan bao gồm:

Ở giai đoạn đầu, người bệnh bị sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn và nôn,… Tình trạng này kéo dài trong vài ngày. Một số người có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, ngứa (không có tổn thương da), phát ban da hoặc đau khớp, vàng da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt, gan to.

Trong một số ít trường hợp, viêm gan E cấp tính có thể nghiêm trọng và dẫn đến suy gan cấp tính. Những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong cao. Viêm gan tối cấp xảy ra thường xuyên hơn đối với phụ nữ đang mang thai và mắc virus viêm gan E. Phụ nữ mang thai bị viêm gan E, đặc biệt là những người trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có nguy cơ bị suy gan cấp tính, sẩy thai và tử vong. Có tới 20% – 25% phụ nữ mang thai có thể tử vong nếu bị viêm gan E trong tam cá nguyệt thứ ba.

Các trường hợp nhiễm viêm gan E mạn tính được tìm thấy ở những người bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là những người được ghép tạng bằng thuốc ức chế miễn dịch, bị nhiễm virus viêm gan E kiểu gen 3 hoặc 4.

Chóng mặt buồn nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến của bệnh

4. Điều trị và phòng ngừa

Để chẩn đoán được bệnh viêm gan E, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân. Trong hầu hết các trường hợp, viêm gan E sẽ tự khỏi sau khoảng 4 tuần – 6 tuần.

Một số biện pháp dưới đây giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng của bệnh như:

Nghỉ ngơi

Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Uống nhiều nước

Tránh uống rượu

Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng, bởi chúng có thể gây hại cho gan như acetaminophen.

Viêm gan

Hạn chế rượu bia giúp phòng ngừa virus viêm gan E

Nếu người bệnh là phụ nữ có thai, bác sĩ có thể theo dõi trong bệnh viện, trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân có thể dùng thuốc để chống lại nhiễm trùng.

Hiện nay không có vắc-xin có thể ngăn ngừa virus viêm gan E. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa sự nhiễm bệnh thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

Ăn chín uống sôi

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, thay tã

Không uống nước hoặc nước đá mất vệ sinh

Không ăn thực phẩm chưa nấu chín như: tiết canh, thịt hươu, sò sống.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn