Nội soi hay siêu âm đường tiêu hóa đều là các phương pháp khảo sát các bộ phận bên trong đường tiêu hóa như đại tràng, dạ dày, do đó việc tháo thụt dạ dày hoặc thụt tháo đại tràng là rất cần thiết nhằm loại bỏ những vật cản (thức ăn, phân,…) thuận lợi cho quá trình quan sát của người thực hiện.
1. Thụt tháo đại tràng là gì?
Thụt tháo đại tràng là thủ thuật đưa nước vào đại tràng qua hậu môn nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng cũng như giúp thành ruột giãn rộng, sau đó thành ruột kích thích sẽ co lại và đẩy phân ra ngoài giúp làm sạch phần đại tràng cần khảo sát. Thụt tháo đại tràng thường sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân táo bón lâu ngày
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng
Chuẩn bị trước chụp X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang hoặc trong chụp ổ bụng có chuẩn bị
Trước khi nội soi tiêu hóa như nội soi ổ bụng, trực tràng, đại tràng
Phụ nữ trước sinh
Chống táo bón cho bệnh nhân
Bên cạnh đó, thủ thuật này còn chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột có nguy cơ thủng ruột (thương hàn, viêm hoại tử ruột)Tắc xoắn ruột.
Thụt tháo đại tràng được chỉ định trong trường hợp phẫu thuật nội soi đại tràng
2. Thực hiện thụt tháo đại tràng như thế nào?
Việc thực hiện thụt tháo làm sạch đại tràng sẽ được làm ở phòng thủ thuật với đầy đủ các dụng cụ và theo các bước sau:
Lót tấm nilon dưới mông người bệnh
Tư thế người bệnh được đặt nghiêng trái, chân dưới duỗi, chân trên co
Lắp canuyn hoặc ống thông vào ống cao su của bốc thụt, kẹp ống lại
Đổ nước vào bốc thụt và treo bốc thụt lên trụ cách giường 60-80 cm
Bôi trơn canuyn hoặc dầu ống thông
Mở kẹo cho nước chảy vào khay quả đậu nhằm đuổi không khí và phần nước lạnh trong ống ra ngoài đồng thời kiểm tra sự thông thoát của ống cao su, canuyn hoặc ống thông.
Kẹp ống lại, kiểm tra nhiệt độ của nước thụt bằng cách cho vài giọt chảy vào mu bàn tay, điều chỉnh mức nóng lạnh thích hợp
Bỏ vải đắp để lộ mông bệnh nhân, một tay vạch mông để lộ hậu môn, một tay nhẹ nhàng đưa canuyn hoặc ống thông vào hậu môn cho tới khi được 2/3 canuyn hoặc ống vào sâu 12-15 cm thì dừng
Trong khi đưa ống vào cho bệnh nhân há miệng thở đều, lúc đầu phải hướng canuyn theo chiều hậu môn tới khoảng 2-3 cm rồi mới hướng về phía cột sống
Mở kẹp cho nước chảy vào từ từ, một tay giữ canuyn hoặc ống thông để đề phòng canuyn hoặc ống thông bị bật ra ngoài
Sau khi nước trong bốc đã chảy gần hết thì kẹp ống lại, nhẹ nhàng rút canuyn hoặc ống thông ra, dùng giấy vệ sinh bọc canuyn rồi để vào khay quả đậu hoặc lau qua rồi bỏ vào thùng đựng dung dịch sát khuẩn
Tiếp theo, cho người bệnh nằm ngửa, cố gắng kiềm chế để giữ nước ở trong ruột từ 10-15 phút
Cuối cùng giúp người bệnh đi đại tiện và quan sát chất thải sau đại tiện: tính chất phân, nhầy, máu
Xử lý dọn dẹp theo đúng quy trình.
3. Cần theo dõi những gì trong và sau khi thụt tháo?
Sau khi thụt tháo bệnh nhân thì cần ghi nhận số lượng dung dịch thụt, đánh giá kết quả thụt cũng như tính chất phân. Bên cạnh đó, trong lúc thụt tháo cần chú ý:
Khi nước vào đại tràng, nếu người bệnh kêu đau bụng hoặc muốn đi đại tiện thì phải ngừng ngay không cho nước chảy vào nữa
Theo dõi tình trạng chung như sinh hiệu để phát hiện những thay đổi bất thường trong và sau thụt (đau bụng).
Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn