Điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng

1. Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là một tình trạng mãn tính. Mục tiêu của việc điều trị là giảm tình trạng viêm gây ra các triệu chứng, giúp người bệnh có được cuộc sống thoải mái hơn, ít phải chịu đau đớn.

Một số phương pháp điều trị viêm loét đại tràng được sử dụng hiện nay gồm:

1.1 Thuốc điều trị viêm loét đại tràng

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị viêm loét đại tràng tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh ở mỗi người. Đối với các triệu chứng nhẹ, có thể chỉ cần thuốc để giảm viêm và sưng tấy, một số loại có thể sử dụng bao gồm: Mesalamine (Asacol và Lialda), sulfasalazine (Azulfidine), balsalazide (Colazal), olsalazine (Dipentum), 5-aminosalicylic (5-ASA).

Trong một số trường hợp, người bệnh viêm loét đại tràng có thể uống thuốc corticosteroid để giúp giảm viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nên cần thận trọng khi dùng.

Đối với các trường hợp viêm loét đại tràng từ trung bình đến nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn với 1 loại thuốc sinh học, hay còn gọi là thuốc kháng thể giúp giảm tình trạng viêm và giúp ngăn ngừa bùng phát triệu chứng của bệnh. Một số loại có thể sử dụng bao gồm: Infliximab (Remicade), vedolizumab (Entyvio), ustekinumab (Stelara), tofacitinib (Xeljanz).

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc điều hòa miễn dịch, để làm thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch ở người bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, các hướng dẫn hiện tại không khuyến nghị đây là một phương pháp điều trị độc lập.

Vào năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng thuốc tofacitinib (Xeljanz) như một phương pháp điều trị viêm loét đại tràng mới. Ban đầu, loại thuốc này được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, nhắm mục tiêu vào các tế bào chịu trách nhiệm về viêm. Tính đến hiện nay, tofacitinib là loại thuốc uống đầu tiên được phê duyệt để điều trị viêm loét đại tràng lâu dài ở người bệnh.

1.2 Nhập viện

Nếu các triệu chứng viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải nhập viện để điều trị ảnh hưởng của tình trạng mất nước và chất điện do tiêu chảy gây ra. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các phương pháp trị viêm loét đại tràng mới để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

1.3 Phẫu thuật viêm loét đại tràng

Phẫu thuật viêm loét đại tràng là cần thiết nếu bạn bị mất máu nhiều, kèm theo các triệu chứng mãn tính, suy nhược, thủng ruột kết hoặc tắc nghẽn. Chụp CT hoặc nội soi có thể giúp phát hiện những vấn đề nghiêm trọng này.

Phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ toàn bộ ruột kết và tạo ra một con đường mới cho chất thải. Con đường này có thể ra ngoài qua một lỗ nhỏ ở thành bụng hoặc chuyển hướng ngược lại qua phần cuối của trực tràng.

Để chuyển hướng chất thải qua thành bụng, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một lỗ nhỏ trên thành bụng của người bệnh. Sau đó, phần đầu của ruột non dưới hay còn gọi là hồi tràng được đưa lên bề mặt da. Chất thải sẽ thoát qua lỗ vào túi hậu môn nhân tạo.

Nếu chất thải có thể chuyển hướng qua trực tràng thì bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần bị bệnh của ruột kết và trực tràng nhưng vẫn giữ lại các cơ bên ngoài rồi sau đó gắn ruột non vào trực tràng để tạo thành một túi nhỏ. Sau phẫu thuật này, bạn có thể thải phân qua trực tràng, đi tiêu sẽ thường xuyên và nhiều nước hơn bình thường.

Viêm loét đại tràng

Mục tiêu điều trị viêm loét đại tràng là giảm tình trạng viêm

2. Điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng bằng thuốc ức chế sinh học

2.1 Thuốc ức chế sinh học là gì?

Thuốc ức chế sinh học là một nhóm biến đổi gen được tạo ra từ các cơ thể sống. Chúng giúp ngăn chặn tình trạng viêm khắp cơ thể bằng cách nhắm mục tiêu là các protein liên quan đến tình trạng viêm.

Nếu như Corticoid ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch thì thuốc ức chế sinh học chỉ nhắm mục tiêu cụ thể đến các protein và enzyme có vấn đề trong cơ thể người bệnh.

Thuốc ức chế sinh học được sử dụng thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm. Lịch dùng thuốc khác nhau tùy theo từng loại. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc ức chế sinh học kết hợp với các phương pháp khác để điều trị viêm loét đại tràng.

2.2 Thuốc ức chế sinh học hiện được FDA chấp thuận

Hiện có 4 loại thuốc ức chế sinh học được FDA chấp thuận để điều trị viêm loét đại tràng, bao gồm:

Adalimumab (Humira)

Đây là một kháng thể đơn dòng, giúp ngăn chặn protein gây viêm (yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α)) trong cơ thể người bệnh. Ban đầu, Adalimumab (Humira) đã được chấp thuận cho bệnh viêm khớp dạng thấp vừa đến nặng. Gần đây hơn, nó đã được chấp thuận để điều trị viêm loét đại tràng.

Adalimumab (Humira) được dùng bằng đường tiêm, bắt đầu với 160 miligam (mg). Liều 80mg được đưa ra 2 tuần sau đó. Adalimumab (Humira) dành cho người lớn không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Golimumab (Simponi)

Simponi có thể phù hợp nếu bạn bị phụ thuộc vào corticosteroid hoặc phản ứng kém với các loại thuốc khác.

Simponi được dùng bằng đường tiêm, bắt đầu với liều 200 mg. Liều 100 mg được đưa ra sau đó 4 tuần và 100mg được tiêm mỗi 4 tuần sau đó.

Infliximab

Thuốc này được chấp thuận để điều trị viêm loét đại tràng từ vừa đến nặng ở những người không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác. Một liều Infliximab được đưa ra để bắt đầu. Liều thứ 2 tiếp tục ở tuần sau đó. Liều thứ 3 được tiêm ở tuần thứ 6. Sau đó, Infliximab sẽ được tiêm 8 tuần 1/lần.

Vedolizumab (Entyvio)

Vedolizumab (Entyvio) là một trong những loại thuốc ức chế sinh học được phê duyệt gần đây nhất trên thị trường để điều trị viêm loét đại tràng. Loại thuốc này được dành cho những người không thể dung nạp hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Vedolizumab (Entyvio) được sử dụng thông qua đường truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Một liều Vedolizumab (Entyvio) được đưa ra để bắt đầu. Liều thứ 2 tiếp tục ở tuần sau đó. Liều thứ 3 được tiêm ở tuần thứ 6. Sau đó, Infliximab sẽ được tiêm 8 tuần 1/lần.

2.3 Thuốc ức chế sinh học có gây tác dụng phụ không?

Thuốc ức chế sinh học có thể gây ra tác dụng phụ ở người bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là mẩn đỏ, ngứa, bầm tím và đau tại chỗ tiêm.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng thuốc ức chế sinh học bao gồm: Đau đầu, ớn lạnh, sốt, huyết áp thấp, khó thở, phát ban, buồn nôn, đau bụng, đau lưng.

Tác dụng phụ thuốc điều trị viêm loét đại tràng

Thuốc ức chế sinh học điều trị viêm loét đại tràng có thể gây mẩn đỏ, ngứa,…

Ngoài ra, thuốc ức chế sinh học cũng có thể cản trở khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể người bệnh. Một số trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng đã được báo cáo khi sử dụng thuốc ức chế sinh học bao gồm: Bệnh lao (TB), nhiễm trùng huyết, não đa ổ tiến triển (PML)…Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần làm xét nghiệm lao trước khi bắt đầu điều trị viêm loét đại tràng bằng thuốc ức chế sinh học.

Đặc biệt, thuốc ức chế sinh học có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư hạch bạch huyết. Bạn không nên dùng thuốc ức chế sinh học nếu bị suy tim hoặc bệnh gan.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn