Theo thống kê thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam chiếm tới trên 80%, tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng có chỉ định dùng thuốc diệt vi khuẩn HP. Vậy những đối tượng nào cần phải được điều trị bằng phác đồ diệt vi khuẩn HP?
1. Tổng quan vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP) là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và một tỷ lệ nhỏ có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Chúng có thể phát triển trong môi trường acid dạ dày bằng cách tiết ra một loại Enzyme là Urease, giúp nó trung hòa acid trong dạ dày. Nhờ đặc điểm này mà người ta phát triển được một kỹ thuật để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn này bằng test hơi thở.
Vi khuẩn HP gây ra bệnh lý dạ dày với những biểu hiện như: đau vùng thượng vị, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn phân. Ngoài ra vi khuẩn HP còn có thể gây bệnh ngoài cơ quan tiêu hóa như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát, thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân…
HP có thể lây lan từ người sang người qua đường tiêu hóa – do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay nuốt phải nước bọt có chứa vi khuẩn của người mang vi khuẩn. Chính vì vậy, nguy cơ này làm cho một người trong gia đình nhiễm HP có thể lây cho cả gia đình do tập tục ăn chung bát của người Việt, đặc biệt có nguy cơ lây cho trẻ em nếu cho trẻ ăn bằng cách nhai rồi bón.
2. Chỉ định diệt vi khuẩn HP trong bệnh dạ dày tá tràng
Tuy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam khá cao nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn cũng cần phải điều trị diệt vi khuẩn mà thường chỉ định trong một số trường hợp nhiễm vi khuẩn dạ dày – tá tràng nhất định, bao gồm:
Người bệnh có tình trạng loét dạ dày, loét hành tá tràng.Xuất huyết tiêu hóa do tình trạng loét dạ dày – tá tràng gây raTrào ngược dạ dày thực quản do điều trị thuốc ức chế bơm proton (PPI) lâu ngày.Mắc chứng khó tiêu chức năng.Ung thư dạ dày đã phẫu thuật hay cắt bớt niêm mạc.Dự phòng nguy cơ ung thư dạ dày: những người có tiền sử gia đình bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày.Khối u dạ dày: Adenoma, polyp dạ dày đã cắt.Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.Viêm teo lan hết toàn bộ phần niêm mạc thân vị dạ dày.Người có nhiễm vi khuẩn HP mà quá lo lắng về nguy cơ HP gây ung thư dạ dày.
Một số trường hợp vi khuẩn HP trong dạ dày cần chỉ định diệt vi khuẩn
3. Làm sao để phát hiện nhiễm vi khuẩn HP?
Có rất nhiều phương pháp có thể được sử dụng để phát hiện được sự xuất hiện của vi khuẩn trong cơ thể bao gồm:
Test nhanh urease: khi nội soi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm sau đó thực hiện test để xác định urease trong mẫu. Phương pháp này hay được sử dụng có độ nhạy > 98% và độ đặc hiệu 99%.Test thở: là phương pháp không xâm lấn sử dụng carbon phóng xạ C13 để xác định sự có mặt của NH3 trong hơi thở, độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.Nuôi cấy vi khuẩn hay soi mô bệnh học: độ nhạy > 95% và độ đặc hiệu >95%.Tìm kháng thể kháng HP trong huyết thanh: phương pháp này được sử dụng với nguyên lý tìm kháng thể kháng vi khuẩn trong máu, tuy nhiên một số trường hợp đã diệt sạch vi khuẩn thì kháng thể vẫn tồn tại trong một thời gian sau đó nên có thể không đúng, do đó phương pháp này ít khi được sử dụng.Xét nghiệm tìm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân.
Trong thực tiễn lâm sàng thường chỉ dùng test nhanh urease và test thở để chẩn đoán, theo dõi điều trị nhiễm người nhiễm HP. Nuôi cấy vi khuẩn thường được dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp sử dụng các phác đồ hiện tại thất bại.
4. Phương pháp điều trị khi vi khuẩn HP
4.1 Nguyên tắc điều trị
Khi xác định người bệnh có chỉ định dùng phác đồ diệt vi khuẩn thì cần đánh giá tình trạng và lựa chọn phác đồ hợp lý. Nguyên tắc điều trị HP gồm:
Cần bắt buộc làm xét nghiệm xem sự có mặt của HP trước.Sử dụng kháng sinh đường uống và không dùng kháng sinh đường tiêm.Phải điều trị phối hợp giữa thuốc giảm tiết acid dịch vị với ít nhất hai loại kháng sinh.Không sử dụng một loại kháng sinh đơn thuần để điều trị vì nguy cơ kháng kháng sinh và không diệt được vi khuẩn.
4.2 Những phác đồ điều trị HP
Phác đồ lựa chọn đầu tiên, chỉ lựa chọn ở người có tỷ lệ kháng clarithromycin < 20%. Phác đồ này dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI).Kết hợp với 2 trong 3 kháng sinh gồm: Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, Metronidazol 500mg x 2 lần/ngày.
Phác đồ 4 loại thuốc thay thế khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI).Colloidal bismuth subsalicylate/subcitrate 120mg x 4 lần/ngày.Hoặc thay PPI + bismuth bằng RBC (ranitidine bismuth citrate).Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.Tetracyclin 1000mg x 2 lần/ngày.
Người bệnh cần thực hiện đúng theo phác đồ khi điều trị vi khuẩn HP
Nếu trường hợp không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh và dùng trong 14 ngày:
PPI.Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày.Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.Phác đồ kế tiếp: Dùng 5 đến 7 ngày PPI + Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày. Tiếp theo dùng PPI + clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày + metronidazole 500 mg x 2 lần/ngày hoặc tinidazole trong 5 – 7 ngày.
Trong trường hợp HP vẫn kháng thuốc chưa diệt thành công có thể dùng phác đồ thay thế sau khi dùng 14 ngày phác đồ gồm: Thuốc ức chế bơm proton (PPI).Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày.Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
Trong trường hợp các phác đồ trên đều không hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để lựa chọn được kháng sinh hiệu quả nhất.
Như vậy, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta khá cao nhưng không phải trường hợp nào cũng có chỉ định diệt vi khuẩn. Để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc thì chỉ định diệt vi khuẩn chỉ được sử dụng cho những trường hợp thật sự cần thiết.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn