Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến gây ra triệu chứng khó chịu và có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Vi khuẩn H.Pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, sự có mặt của vi khuẩn làm tăng nguy cơ biến chứng. Clo test là biện pháp thường xuyên được sử dụng để chẩn đoán nhiễm H.pylori.
1. Nội soi can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là gì?
Nội soi làm Clo test là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm tại dạ dày qua nội soi. Sau đó làm test sự có mặt của men urease để xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) của mô dạ dày. Bởi vì, vi khuẩn H.pylori tồn tại trong niêm mạc dạ dày chúng có khả năng tiết ra men urease, lợi dụng đặc điểm này mà sử dụng biện pháp nhằm chẩn đoán sự có mặt của vi khuẩn.
Đây là phương pháp có độ chính xác cao, khi thực hiện nội soi nhằm khảo sát tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng thì sẽ kết hợp việc lấy mẫu xét nghiệm.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vẫn có thể xảy ra tình trạng dương tính hay âm tính giả. Bởi vì đôi khi cũng có một số vi khuẩn trong đường tiêu hoá cũng sản xuất ra men urease gây dương tính giả.
Việc chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn HP nên còn nghi ngờ có thể xác định cùng các biện pháp khác. Chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, kết hợp với triệu chứng, tình trạng bệnh lý và những yếu tố nguy cơ biến chứng kèm theo để chỉ định việc sử dụng thuốc diệt vi khuẩn theo phác đồ.
Clo test là biện pháp được sử dụng để chẩn đoán nhiễm H.pylori
2. Chỉ định và chống chỉ định nội soi can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori
Chỉ định: Trong các trường hợp nội soi dạ dày thấy có tổn thương tại niêm mạc dạ dày như viêm hoặc loét dạ dày.
Chống chỉ định:
Các trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày như: tổn thương thực quản, nghỉ thủng đường tiêu hoá trên, sức khỏe suy kiệt, suy tim, bệnh nhân không hợp tác…Các trường hợp người bệnh có rối loạn đông máu, khả năng cầm máu. Tỷ lệ Prothrombin nhỏ hơn 50%. Số lượng tiểu cầu dưới 50 G/l.Người bệnh không đồng ý thực hiện.
3. Quy trình thực hiện nội soi can thiệp làm Clo test chẩn đoán nhiễm H.Pylori
3.1 Chuẩn bị
Người thực hiện: 1 bác sĩ chuyên khoa đào tạo về kỹ thuật nội soi đường tiêu hoá, 2 điều dưỡng phụ.
Phương tiện:
Máy nội soi dạ dày ống mềm loại nhìn thẳng và các dụng cụ kèm theo máy nội soi bao gồm: máy hút, nguồn sáng, màn hình, kìm sinh thiết, canuyn ngậm miệng.Thuốc thử urease test: các loại thuốc chống co thắt, thuốc xử trí khi có tai biến xảy ra.
Người bệnh: Nhịn ăn tối thiểu 6h trước khi soi, người bệnh được giải thích kỹ về lợi ích và những tai biến có thể xảy ra của thủ thuật để đồng ý và hợp tác trong suốt quá trình thực hiện nội soi.
Clo test có độ chính xác cao
3.2 Các bước tiến hành
Thực hiện nội soi can thiệp làm Clo test chẩn đoán nhiễm H.Pylori như sau:
Khám người bệnh: Kiểm tra toàn trạng, các chỉ số sinh tồn mạch, nhiệt độ, huyết áp. Khám loại trừ các bệnh tim mạch.Chuẩn bị thiết bị và kiểm tra máy soi.Tiêm thuốc chống co thắt như Buscopan hay Spasfon trước khi soi. Tiêm thuốc an thần nếu người bệnh quá lo và sợ hãi.Đặt ống ngậm miệng vào giữa 2 cung răng và bảo người bệnh ngậm chặt ống.Tiếp theo đưa máy vào dạ dày, người phụ tiến hành bơm hơi, quan sát.Sau khi quan sát đánh giá tình trạng niêm mạc dạ dày, nếu như thấy có dấu hiệu bất thường thì sử dụng kim sinh thiết lấy 1 miếng niêm mạc bệnh phẩm ở vùng hang vị dạ dày gần lỗ môn vị hoặc vùng ranh giới giữa hang vị và thân vị – là nơi thường có mật độ vi khuẩn cao nhất. Cho bệnh phẩm vào 1 ống nghiệm nhỏ có chứa sẵn khoảng 0,5 ml thuốc thử. Ngâm bệnh phẩm trên và đọc kết quả sau 15 phút.
Đọc kết quả:
Dương tính: Nếu dung dịch đổi sang màu hồng cánh sen. Điều này chứng tỏ có sự xuất hiện và sự hoạt động của vi khuẩn H. pylori trong môi trường dạ dày. Trường hợp xác định vi khuẩn để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tập trung vào diệt trừ H. pylori.Âm tính: Clo test âm tính là trên thanh chỉ thị ban đầu không thay đổi màu vàng giữ nguyên màu sắc. Điều này có nghĩa là không có sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn H. pylori trong môi trường dạ dày.
Tuy CLO-test có độ chính xác cao nhưng vẫn xảy ra tình trạng dương tính giả hay âm tính giả:
Dương tính giả: Bản chất xét nghiệm viêm dạ dày Clo test chỉ chứng tỏ rằng trong dạ dày bệnh nhân có chứa men Urease. Tuy nhiên trên thực tế, một số vi khuẩn khác tồn tại ở khoang tiêu hóa cũng có khả năng tiết men Urease như H. Pylori gây kết quả dương tính giả.Âm tính giả: Nếu bệnh nhân đang điều trị thuốc các thuốc như kháng sinh, Bismuth, thuốc giảm tiết acid dịch vị trong vòng 4 tuần, hoặc lấy mẫu bệnh phẩm ở vùng “nghèo vi khuẩn” thì khi thực hiện xét nghiệm Clo test cũng có thể cho kết quả âm tính giả.
Nên đôi khi cần được thực hiện cùng với các phương pháp khác để đánh giá lại.
3.3 Theo dõi sau nội soi
Cần theo dõi tình trạng mạch, huyết áp, toàn trạng của người bệnh trong quá trình soi.Chú ý tình trạng chảy máu tại vị trí lấy sinh thiết.
3.4 Những tai biến và cách xử trí
Tai biến của nội soi dạ dày: Có thể đưa nhầm vào khí quản, trật khớp hàm, đâm vào thực quản gây thủng thực quản. Tuy nhiên biến chứng này hiếm khi xảy ra.Tai biến chảy máu nhiều tại vị trí sinh thiết: Tiến hành bơm rửa bằng nước lạnh giúp co mạch để cầm máu hoặc tiêm cầm máu.
Như vậy, nội soi can thiệp làm Clo test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là phương pháp kết hợp giữa nội soi nhằm thăm khám tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng và lấy mẫu làm xét nghiệm tìm sự có mặt của vi khuẩn khi cần thiết. Với độ chính xác cao nên đây được coi là phương pháp tốt trong chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H.Pylori, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày tá tràng.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn