Enzyme tiêu hóa là nguồn nguyên liệu không thể thiếu để tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn. Nó có trong rất nhiều các loại rau, trái cây và các loại thực phẩm chức năng.
1. Emzyme tiêu hóa là gì?
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa có thể hấp thụ.
Enzym tiêu hóa tồn tại trong nước bọt, tuyến tụy, túi mật, gan và ruột. Các loại enzyme khác nhau có chức năng phân hủy các chất dinh dưỡng khác nhau:
Enzyme Amylase phân hủy carbs và tinh bộtProtease – enzyme tiêu hóa proteinLipase phân hủy chất béo.
2. Nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa
Nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa là:
Trái cây và rau có các enzym tiêu hóa tự nhiên giúp cải thiện chức năng tiêu hóaMật ong, đặc biệt là loại nguyên chất, có amylase và protease.Xoài và chuối có amylase, giúp trái cây nhanh chín.Đu đủ có chứa papain, một loại protease.Trái bơ có men tiêu hóa lipase.Dưa muối hấp thụ các enzym tiêu hóa trong quá trình lên men.
Nếu cơ thể không tạo đủ enzym tiêu hóa thì hoạt động tiêu hóa không thể diễn ra tốt, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
Đu đủ có chứa papain là một trong những nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa
3. Một số rối loạn tiêu hóa ngăn cơ thể tạo đủ enzym
Một số rối loạn tiêu hóa ngăn cơ thể tạo đủ enzym như: Không dung nạp lactose, đây là hiện tượng ruột non không tạo đủ enzyme lactase – enzyme phân hủy đường sữa lactose. Với sự thiếu hụt lactase, lactose trong các sản phẩm sữa sẽ đi thẳng đến ruột già thay vì được hấp thụ vào cơ thể. Sau đó, nó kết hợp với vi khuẩn gây ra các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.
Có ba loại không dung nạp lactose, đó là:
Không dung nạp lactose nguyên phát: Là tình trạng đột biến gen LCT gây thiếu hụt lactase bẩm sinh. Mức lactase giảm đột ngột khi còn nhỏ, lâu dần khiến cơ thể khó có thể tiêu hóa được sữa. Đây là dạng không dung nạp lactose phổ biến và thường gặp ở người gốc Phi, Châu Á hoặc Tây Ban Nha.Không dung nạp lactose thứ phát: Ruột non tạo ra ít lactase hơn sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật hoặc mắc các bệnh celiac và bệnh Crohn.Không dung nạp lactose bẩm sinh: Cơ thể không tạo ra lactase từ khi sinh ra. Đây là hiện tượng hiếm gặp, trừ khi trẻ được thừa hưởng gen từ cả cha và mẹ mắc chứng không dung nạp lactose.
Suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI): Có thể xảy ra khi mắc bệnh lý làm tổn thương tuyến tụy như: Viêm tụy, Ung thư tuyến tụy và bệnh xơ nang Để điều trị EPI, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống như:
Bỏ thuốc lá
Tránh uống rượu
Chế độ ăn ít chất béo
Uống vitamin và khoáng chất
Uống thuốc theo đơn để cải thiện các triệu chứng.
4. Chất bổ sung Enzyme
Chất bổ sung enzyme có tác dụng làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Liều lượng được xác định dựa vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng hệ tiêu hóa.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung enzyme
Chất bổ sung enzyme không kê đơn không được FDA quản lý nên không chắc chắn về chất lượng sản phẩm. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ chất bổ sung enzyme nào.
Chất bổ sung lactase không được khuyên dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhờ bác sĩ tư vấn về ưu và nhược điểm của thuốc và cân nhắc lợi hại trước khi mua sử dụng.
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm enzyme đều có nguồn gốc từ động vật. Các nhà nghiên cứu dự đoán trong tương lai, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và vi khuẩn có thể phổ biến hơn.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn