Phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần lưu ý những gì?

Mang thai có thể gây ra các biến đổi tim và mạch máu cho thai phụ, do đó, những phụ nữ đã có sẵn bệnh tim khi mang thai cần hết sức chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, vào thời tiết nắng nóng mùa hè càng khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi.

1. Ảnh hưởng của bệnh tim đối với quá trình mang thai

Người bị bệnh tim khi mang thai có thể bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng ở tổ chức. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng thời điểm ảnh hưởng, thể trạng của mỗi người. Cụ thể như:

Thai chậm phát triển

Thai phát triển nhẹ cân

Dọa sảy thai

Sảy thai

Dọa sinh non

Sinh non

Thai chết lưu

Dị tật bẩm sinh.

2. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim

Sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai cũng có thể khiến tình trạng bệnh tim trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các biến chứng ở nửa sau của thai kỳ như:

Suy tim cấp

Bị bệnh tim mạch, cần lưu ý gì khi mang thai?

Bệnh tim nặng hơn dẫn tới suy tim cấp ở bà bầu

Thuyên tắc mạch phổi

Phù phổi cấp

Rối loạn nhịp tim

Thiếu máu dẫn đến suy tim

Tắc mạch do huyết khối.

3. Phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần lưu ý gì?

3.1. Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá mức có thể gây ra các vấn đề về huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột quỵ… Do đó, phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần kiểm soát cân nặng của mình, không để tăng cân quá nhiều, tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn.

3.2. Có chế độ ăn kiêng hợp lý

Khi có thai, mọi người thường có thói quen bồi bổ rất nhiều đồ ăn dinh dưỡng nhằm cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Nhưng với phụ nữ mang thai bị bệnh tim thì cần phải áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Thừa đạm, đường và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đe dọa sức khỏe thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị bệnh tim nên ăn cân bằng các loại thức ăn, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ chiên xào, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị bệnh tim nên ăn kiêng với chế độ ăn ít muối (≤ 2g/ngày). Ăn mặn có thể gây ra tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim và các cơn đau tim.

3.3. Tránh hoạt động thể lực

Phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần tránh hoạt động thể lực để không khiến tim phải hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, cũng không nên lười vận động. Tốt nhất, bạn nên vận động nhẹ nhàng để làm tăng lượng cholesterol có lợi trong cơ thể cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đi bộ không những giúp ích cho tim mạch mà còn rất tốt cho phụ nữ có thai. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút, tùy theo thể lực của mình, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.

3.4. Bổ sung sắt

Phụ nữ mang thai cần bổ sung một lượng sắt rất lớn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thai kỳ. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bị bệnh tim. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng sắt trong thai kỳ. Thường xuyên xét nghiệm máu để biết được tình trạng của cơ thể và bổ sung sắt kịp thời.

3.5. Tránh căng thẳng

Bị bệnh tim mạch, cần lưu ý gì khi mang thai?

Bà bầu nên nghỉ ngơi, không được vận động mạnh

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm chạp, công việc quá nhiều dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Họ cũng dễ bị xúc động do tâm lý thay đổi. Đó là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới người bị bệnh tim. Điều này khiến hệ thống thần kinh xuất hiện các phản ứng điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh, người run lên, vã mồ hôi, tâm thần bất ổn…

3.6. Quản lý thai nghén chặt chẽ với sự phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, kết hợp chuyên khoa sản và tim mạch để các bác sĩ có thể chủ động đánh giá thai kỳ của bạn cũng như kịp thời phát hiện các nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé. Các bác sĩ chuyên khoa sản và tim mạch cũng có thể thảo luận về các loại thuốc hỗ trợ cho bạn trước và trong quá trình mang thai.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn