Những điều cần biết về điều trị hội chứng thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, có vết thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý thần kinh phát triển ở chi dưới. Hội chứng này cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Thế nào là hội chứng thiếu máu chi?

Hội chứng thiếu máu chi còn có tên gọi khác là thiếu máu chi đe dọa mãn tính là một giai đoạn tiến triển nặng của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Hội chứng này có liên quan đến nguy cơ cắt cụt và suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là gây tử vong.

2. Phân loại các hội chứng thiếu máu chi

Các hội chứng thiếu máu chi thường là hệ quả từ nhiều bệnh lý khác nhau, dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc các động mạch đưa máu đến nuôi chi. Tùy theo mức độ thiếu máu đến chi mà hội chứng này có thể chia thành hội chứng thiếu máu mãn tính và hội chứng thiếu máu cấp tính.

2.1 Hội chứng thiếu máu chi cấp tính

Đây là hiện tượng dòng máu lưu thông bình thường trong các động mạch lớn nuôi chi đột ngột bị chặn đứng, dẫn đến tình trạng thiếu máu cấp tính cho phần chi bên dưới. Thông thường, việc thiếu máu cấp tính diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng, do đó đây cũng là ưu tiên cấp cứu số 1 trong ngoại khoa.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thiếu máu cấp tính chi dưới bao gồm:

Có cục máu hoặc dị vật di chuyển từ bộ phận khác đến động mạch gây tắc nghẽn động mạch. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng thiếu máu chi dưới cấp tính.Do sự hình thành tại chỗ của huyết khối trong động mạch chi, thường xảy ra trên 1 động mạch và ít phổ biến.

2.2 Hội chứng thiếu máu chi mãn tính

Khác với hội chứng thiếu máu cấp tính, thiếu máu chi mãn tính diễn biến một cách từ từ và thầm lặng, động mạch hẹp lại theo thời gian cho đến khi bị tắc nghẽn hoàn toàn. Vì vậy, hệ thống tuần hoàn vẫn có đủ thời gian để bù đắp một phần cho tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới có rất nhiều, tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là do sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Một số yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng khả năng bị thiếu máu chi dưới mãn tính:

Hút thuốc lá: trên 12 – 15 điếu mỗi ngày. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp;Căng thẳng;Có tiền sử bị xơ vữa (đã từng bị xơ vữa ở mạch vành hoặc các cơ quan khác);Thừa cân – béo phì;Rối loạn chuyển hóa Lipid, đái tháo đường, tăng acid uric máu;

Béo

Người bép phì rất dễ mắc bệnh thiếu máu chi

2.3 Hội chứng thiếu máu chi bán cấp tính

Đây là dạng trung gian giữa hai hội chứng thiếu máu chi được đề cập phía trên, thường được biểu hiện là một trạng thái thiếu máu cấp tính trên nền thiếu máu mãn tính, ví dụ như tắc động mạch cấp tính, hẹp động mạch do mảng xơ vữa… Hội chứng thiếu máu chi bán cấp tính ít gặp trong thực tế.

3. Các triệu chứng của hội chứng thiếu máu chi

3.1 Hội chứng thiếu máu cấp tính chi

Nguyên nhân gây ra hội chứng này chủ yếu là do tắc động mạch hoặc nghẽn động mạch (từ dị vật, máu cục…). Do đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng cấp tính sau:

Cơn đột quỵ: đột ngột mất chủ động trong vận động bình thường của chi dưới;Tê bị, lạnh và mất cảm giác ở phía ngọn chi. Một thời gian sau sẽ cảm thấy mất hoàn toàn cảm giác;Màu sắc da trở nên nhợt nhạt và sờ bên ngoài thấy lạnh;Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động;Phù nề và đau bắp cơ (thường xuất hiện khi bước vào giai đoạn thiếu máu không hồi phục).

Thông thường, các triệu chứng này sẽ được phân bố theo từng giai đoạn thiếu máu:

Hội chứng thiếu máu cấp tính chi theo từng giai đoạn

Hội chứng thiếu máu cấp tính chi theo từng giai đoạn

3.2 Hội chứng thiếu máu chi dưới mãn tính

Khi bị thiếu máu mãn tính chi dưới, bạn sẽ có cảm giác đau tái đi tái lại (cảm giác tương tự như bị chuột rút, hoặc bị cắn, có kìm kẹp vào chi…) bắt buộc bệnh nhân phải dừng vận động. Tuy nhiên, các dấu hiệu này sẽ tự biến mất sau khi nghỉ ngơi.

Vị trí đau phổ biến nhất là ở vùng bắp chân, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở mông và đùi.

Tùy theo mức độ thiếu máu mà thời gian đau có thể khác nhau. Khi tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng, quãng đường đi được càng ngắn và càng phải nghỉ ngơi nhiều hơn.

Chuột rút bắp chân

Bắp chân hay đùi rất dễ xảy ra thiếu máu chi

4. Điều trị hội chứng thiếu máu chi như thế nào?

4.1 Hội chứng thiếu máu chi cấp tính

Phẫu thuật để lấy dị vật và hồi phục lưu thông dòng máu trong động mạch.Khi có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục hoàn toàn (căng cứng cơ, phỏng nước, chi tím đen có dấu hiệu hoại tử…), cần tiến hành cắt cụt chi.

4.2 Hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới

Khi bắt đầu có các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng thiếu máu chi, bệnh nhân cần được chuyển đến các khoa nội tim mạch để thực hiện các xét nghiệm sinh học và chẩn đoán vị trí cũng như mức độ tổn thương động mạch.

Thông thường, bị thiếu máu chi dưới mãn tính sẽ được điều trị theo hướng nội khoa:

Hạn chế sự tiến triển của các mảng xơ vữa bằng việc hạn chế yếu tố nguy cơ (tâm lý, thuốc…);Tránh tiếp xúc với vật nóng và tránh nhiễm trùng bàn chân;Sử dụng một số loại thuốc giãn mạch, giảm đông máu, ức chế giao cảm;Hạn chế sử dụng thuốc tiêm đường động mạch.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể bằng một số phẫu thuật cần thiết khi được bác sĩ đề nghị.

Như vậy, hội chứng thiếu máu chi (cụ thể hơn là chi dưới) khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất chi. Vì vậy, bạn cần phải đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn