Sử dụng tất áp lực trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi trên bề mặt da, do hệ thống van tĩnh mạch bị hư hỏng hoặc hoạt động không tốt, tạo ra áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch ngang và tĩnh mạch nông. Sử dụng tất áp lực có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả và giúp ngăn ngừa, điều trị suy giãn tĩnh mạch.

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phồng lên và xoắn.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các tĩnh mạch ở chân không hoạt động đúng cách. Bình thường, các tĩnh mạch ở chân đưa máu từ chân trở về tim. Các tĩnh mạch có các van ở bên trong để giúp máu chỉ di chuyển theo một hướng (về phía tim). Các van mở để máu chảy về tim và đóng lại để ngăn máu chảy ngược xuống chân. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra khi các van bị hư hỏng hoặc hoạt động không tốt. Điều này làm cho máu tụ lại ở chân. Đặc biệt, máu có khả năng tích tụ ở chân khi một người ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không đi lại.

2. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Các vấn đề liên quan đến bệnh lý tĩnh mạch đang trở thành một trong những bệnh mãn tính phổ biến hơn ở Hoa Kỳ và những quốc gia khác trên thế giới.

Khoảng 40% dân số Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính. Đây là một tình trạng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm các búi giãn tĩnh mạch. Nếu bị suy tĩnh mạch mãn tính, người bệnh thường cảm thấy nặng nề ở chân và sưng mắt cá chân vào cuối ngày. Bệnh nhân cũng có thể bị đau hoặc chuột rút vào ban đêm ở chân.

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch của bạn bị hư hỏng và máu trở nên khó khăn để di chuyển từ chân về phía tim và chống lại trọng lực. Sau đó, máu bắt đầu ứ đọng ở chân, tích tụ quanh mắt cá chân và bắp chân của bạn. Theo thời gian, các van bị phá hủy nhiều hơn có thể dẫn đến sự hình thành của các búi giãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo – các tĩnh mạch xoắn, giống như dây thừng có màu hơi xanh hoặc tím, có thể nhìn thấy ngay bên dưới da. Nếu tình trạng tĩnh mạch và các triệu chứng liên quan xuất hiện, thì tất áp lực có thể hữu ích.

3. Tại sao bạn nên sử dụng tất áp lực trong điều trị suy giãn tĩnh mạch?

Tất áp lực hoặc tất y khoa là một loại tất đặc biệt được làm từ vải dệt kim đàn hồi, có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy chức năng tĩnh mạch mạn tính, búi giãn tĩnh mạch.

Áp lực mà những đôi tất này đặt lên mắt cá chân và chân của bạn sẽ nén các động mạch và tĩnh mạch ngoại biên ở trên bề mặt da, giúp các van tĩnh mạch hoạt động bình thường và máu lưu thông trở về tim mà không bị cản trở.

tất áp lực

Tất áp lực được bác sĩ lựa chọn trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

4. Cách sử dụng tất áp lực

Điều cực kỳ quan trọng là nhớ mang tất áp lực vào buổi sáng, trước khi bạn hạ chân và ra khỏi giường.

Ngủ ở tư thế nằm làm cho van tĩnh mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn so với khi ngồi hoặc đứng. Ở vị trí đứng thẳng, trọng lực có tác động chống lại dòng hồi lưu tuần hoàn từ dưới chân trở về tim, kết hợp với sự ảnh hưởng tiêu cực do các van bị hư hỏng. Đó là lý do tại sao mắt cá chân và bắp chân của bạn thường cảm thấy ổn vào buổi sáng, đồng thời sưng tấy và nặng nề khi sinh hoạt trong ngày.

Mang tất áp lực vào buổi sáng sẽ giữ cho các van ở đúng vị trí để hỗ trợ lưu thông máu khỏe mạnh ở chân của bạn trong suốt một ngày.

Nếu bạn đã thực sự mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, tất áp lực có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như:

Sưng phù mắt cá chân

Đau chân hoặc cảm giác nặng chân

Mệt mỏi và đau đớn

Chuột rút chân vào ban đêm

5. Nghiên cứu về tất áp lực

Tất áp lực có thể mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là ở những đối tượng có các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh lý tĩnh mạch như:

Đứng hoặc ngồi lâu

Đi trên một chuyến bay dài hoặc trên các phương tiện giao thông khác với chỗ để chân hạn chế

Phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu năm 2004 khuyến cáo rằng những người làm công việc phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài nên mang tất áp lực.

6. Cách chọn tất áp lực phù hợp

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên về việc lựa chọn tất áp lực phù hợp. Có bốn cấp độ liên quan đến áp lực của tất:

Lực nén nhẹ, nên được sử dụng nếu bạn bị suy tĩnh mạch mãn tính ở mức độ nhẹ để hỗ trợ lưu lượng máu khỏe mạnh và đôi chân có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn

Lực nén mức độ trung bình, loại này có hiệu quả hơn và thường được khuyến nghị khi bạn đang gặp các triệu chứng liên quan đến các búi giãn tĩnh mạch

Lực nén mạnh, thường được bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp các bệnh tĩnh mạch nghiêm trọng hơn, bao gồm biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, loét chân và phù bạch huyết

tất y khoa

Người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên dùng tất y khoa phù hợp với tình trạng bệnh

7. Làm thế nào để chọn đúng kích thước của tất áp lực?

Chọn đúng kích cỡ cho tất áp lực là điều quan trọng để bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể và tận dụng được tất cả những lợi ích của chất liệu dệt kim co giãn. Để đảm bảo độ vừa vặn phù hợp, bạn sẽ cần thực hiện các phép đo. Dưới đây là một vài lời khuyên:

Hãy đo chân của bạn trước khi bạn ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc thậm chí là ở tư thế hạ chân xuống.

Đối với những đôi tất cao đến đầu gối, hãy đo phần hẹp nhất của mắt cá chân và phần rộng nhất của bắp chân. Sau đó ngồi dậy, đặt bàn chân của bạn trên sàn và gập đầu gối của bạn để chân của bạn tạo thành một góc 90 độ. Thực hiện phép đo chiều dài từ đầu gối ở tư thế cong của mỗi bên chân và sàn nhà.

Đối với tất cao đến đùi, bắt đầu tương tự như lấy số đo đối với tất cao đến đầu gối. Tiếp tục bằng cách đứng lên và đo chu vi đùi của bạn ở vị trí ngay dưới mông. Cuối cùng, đo khoảng cách giữa mông và sàn nhà.

Việc thực hiện các phép đo này đôi khi có thể phức tạp, vì vậy đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ hoặc nói chuyện với bác sĩ của bạn khi không tự tin.

8. Cách chăm sóc tất áp lực

Cách vệ sinh và chăm sóc phù hợp đối với tất áp lực không khó. Nhưng có một số điều cần lưu ý để làm cho chúng có thể được sử dụng tốt nhất có thể mà không làm mất đi lực nén và các lợi ích mà chúng mang lại:

Sử dụng nước lạnh hoặc nước có nhiệt độ mát.

Giặt tất bằng tay thay vì sử dụng máy giặt.

Không sử dụng nước xả vải – chỉ sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ.

Không bao giờ sử dụng máy sấy. Thay vào đó, treo tất để khô tự nhiên.

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch bằng tất áp lực. Tuy nhiên, chúng có thể hoạt động như một cơ chế hỗ trợ tuyệt vời để việc lưu thông dòng máu trong cơ thể được hiệu quả và ngăn chặn các triệu chứng khó chịu, đặc biệt là khi đeo lâu dài.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn