Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn đầu thường không có cảm giác đau nhưng khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn 70% bệnh nhân ung thư sẽ có biểu hiện đau đớn. Đau trong ung thư gây ra là một triệu chứng quan trọng và cần được quan tâm kịp thời. Cảm giác đau đớn dữ dội sẽ khiến người bệnh khó chịu và suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư là thuốc không thể thiếu nhằm giúp người bệnh bớt đau, từ đó ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.
Điều quan trọng là phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên để duy trì mức độ ổn định của thuốc trong cơ thể. Đây là cách hiệu quả nhất để giảm đau trong bệnh ung thư.
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Nguyên nhân gây cơn đau ung thư là gì?
Có thể nguyên nhân xuất phát từ việc khối u đang phát triển gây chèn ép hoặc phá hủy các mô lân cận. Khi khối u phát triển, nó có thể sẽ đè lên dây thần kinh, xương hoặc các cơ quan. Khối u cũng có thể tiết ra các hoạt chất gây đau. Hoặc đáp ứng của cơ thể bạn với các hóa chất có thể gây đau.
Điều trị có thể giúp giảm đau do những nguyên nhân trên. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư khác bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị cũng có thể gây đau.
Tầm quan trọng trong việc giảm đau khi điều trị ung thư
Khi có triệu chứng đau, bạn nên báo với nhân viên y tế của bạn. Một số người bệnh không muốn nói với bác sĩ về tình trạng đau của mình vì họ sợ thuốc giảm đau sẽ hại gan hoặc sợ phải uống nhiều thuốc giảm đau thì đã đến giai đoạn cuối rồi. Một số trường hợp khác, bệnh nhân lại ráng chịu đau và uống rất ít thuốc để tránh bị lờn thuốc. Trên thực tế, đa số bệnh nhân vẫn có thể sống chung với bệnh ung thư mà ít bị đau đớn.
Nếu bạn không điều trị giảm đau, cơn đau sẽ càng khó trị và gây ra nhiều hậu quả làm sức khỏe giảm sút nhanh hơn. Ví dụ, cơn đau có thể làm trầm trọng tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, tức giận, lo lắng và căng thẳng.
Một lý do khác mà bạn nên điều trị các cơn đau là nó sẽ giúp duy trì các hoạt động hàng ngày, ngủ ngon hơn và bạn sẽ có nhiều thời gian bên gia đình, bạn bè hơn.
Triệu chứng đau trong bệnh ung thư?
Các triệu chứng đau trong bệnh ung thư ở mỗi người là khác nhau. Mức độ cơn đau phụ thuộc vào từng loại ung thư, giai đoạn bệnh và ngưỡng đau của người bệnh (sự nhạy đau). Đau có thể thay từ đau nhẹ đến đau dữ dội; đau về đêm cho đến liên tục cả ngày.
Các loại thuốc giảm đau dùng để điều trị đau do ung thư
Các thuốc giảm đau thông dụng
Các thuốc giảm đau thông thường có thể đủ để kiểm soát cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:
- Acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol): với liều lượng chỉ định bình thường, loại thuốc này thường an toàn cho mọi người dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này với liều lượng lớn để điều trị đau do ung thư, dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương tế bào gan hoặc thận. Khi uống acetaminophen cùng với rượu cũng có thể gây hại cho gan. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh về gan, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng acetaminophen để giảm đau.
- NSAIDS (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen và naproxen…: những loại thuốc này có tác dụng giúp kháng viêm và giảm đau, có thể sử dụng để điều trị đau do ung thư mức độ từ nhẹ đến vừa. Các tác dụng phụ có thể bao gồm các vấn đề về loét dạ dày và tá tràng, đặc biệt nếu bệnh nhân uống rượu hoặc hút thuốc. Sử dụng về lâu dài, NSAID có thể làm tăng nguy cơ bệnh trên tim hoặc đột quỵ.
Kiểm tra cẩn thận tình trạng của bệnh nhân với bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc giảm đau. Thảo luận về tất cả các loại thuốc và phương pháp điều trị khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Những điều này đặc biệt quan trọng nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý khác (như các vấn đề về gan hay thận). Sử dụng NSAIDS có thể làm xấu đi chức năng hoạt động của thận nếu bệnh nhân đang mắc bệnh thận tiến triển.
Thuốc giảm đau Opioid
Đối với những cơn đau từ vừa đến nặng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc gây nghiện để giảm đau do ung thư. Bệnh nhân cũng có thể tự uống thuốc này hoặc kết hợp với các loại thuốc giảm đau thông dụng khác. Tùy thuốc Opioid sẽ có mức độ giảm đau khác nhau, có thể yếu hoặc mạnh, bao gồm:
- Opioid yếu (như codeine).
- Opioid mạnh (như fentanyl, methadone, oxycodone, hydromorphone, morphine, oxymorphone…)
Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc giảm đau opioid trong điều trị ung thư bao gồm:
- Táo bón;
- Buồn ngủ;
- Bụng khó chịu, buồn nôn, nôn.
Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy nói với bác sĩ ngay vì có thể bệnh nhân cần được thay đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng thích hợp hơn. Bác sĩ cũng có thể kê thêm một loại thuốc khác để giảm tác dụng không mong muốn cho người bệnh, chẳng hạn như thuốc chống buồn nôn.
Các loại thuốc kê toa khác
Bên cạnh các loại thuốc điều trị đau do ung thư kể trên, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác n để giảm bớt cơn đau do ung thư, các loại thuốc này thường sẽ được kết hợp với một loại thuốc opioid, giúp những loại thuốc kết hợp đó hoạt động tốt hơn hoặc giảm bớt tác dụng phụ, bao gồm:
- Thuốc chống động kinh: những loại thuốc này có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa ran và bỏng rát do đau dây thần kinh.
- Thuốc chống trầm cảm: những loại thuốc trầm cảm còn có tác dụng giúp điều trị đau dây thần kinh.
- Steroid: có tác dụng làm giảm viêm, thường được sử dụng cho tủy sống, khối u não và đau xương.
- Cần sa dùng trong y tế: Ở một số bang ở Hoa Kỳ, việc kê đơn có cần sa để giảm đau do ung thư là hợp pháp. Một nghiên cứu cho thấy rằng, cần sa có thể giúp giảm đau và đã được chứng minh là giúp giảm đau dây thần kinh hiệu quả. Các dạng bào chế nhân tạo của các hợp chất cần sa cũng được bào chế dạng dùng sẵn theo đơn của bác sĩ, như Nabilone và Dronabinol được dùng dưới dạng thuốc viên.
Các dạng bào chế của thuốc điều trị đau trong ung thư
Những loại thuốc điều trị đau trong ung thư có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm:
- Thuốc viên, viên con nhộng hay ở dạng chất lỏng: bệnh nhân có thể dùng những dạng thuốc này bằng đường uống hoặc có thể ở dạng viên ngậm hoặc thuốc xịt miệng.
- Thuốc đạn: Thuốc dạng viên nén và viên nang được đặt vào trực tràng.
- Thuốc tiêm dưới da: Thuốc được tiêm vào ngay dưới da hoặc tiêm xung quanh cột sống.
- Miếng dán ngoài da: Những miếng dán dạng này có tác dụng giải phóng thuốc từ từ qua da.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân
Một số câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Nguy cơ gây nghiện của các thuốc điều trị đau do ung thư
Nhiều người bệnh ung thư lo lắng rằng họ có thể bị nghiện các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, nguy cơ nghiện này cần được cân nhắc lợi ích giữa mức độ nghiêm trọng của cơn đau do ung thư và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác buồn ngủ lúc đầu, nhưng hiệu ứng này thường biến mất sau một vài ngày.
Sử dụng thuốc giảm đau do ung thư như thế nào để an toàn
Hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân hoặc bất kỳ người thân nào trong gia đình xảy ra tình trạng nghiện khi sử dụng các thuốc điều trị đau do ung thư. Theo đó, cần dùng liều thuốc điều trị đau do ung thư một cách thường xuyên theo đúng chỉ định. Không nên chờ đợi cho đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng mới sử dụng thuốc vì cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau là điều trị sớm nhất có thể.
Nói với bác sĩ nếu thuốc điều trị đau do ung thư mà bệnh nhân đang sử dụng không hiệu quả. Theo thời gian, người bệnh có thể thấy liều thông thường của thuốc giảm đau đã không còn mang lại hiệu quả giảm đau như ban đầu. Khi đó bệnh nhân có thể cần một liều cao hơn hoặc phải sử dụng các loại thuốc khác để điều trị, không tự ý gia tăng số lượng thuốc mà người bệnh đang dùng.
Có phải sử dụng miếng dán giảm đau sẽ an toàn hơn các thuốc uống vào cơ thể?
Gần đây, nhu cầu sử dụng miếng dán giảm đau cho bệnh nhân ung thư ngày một nhiều. Họ nghĩ rằng miếng dán giảm đau chỉ là dán ngoài da nên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng miếng dán sai cách bệnh nhân có thể phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Thực tế khi sử dụng dạng miếng dán giảm đau cho bệnh nhân ung thư mà chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Bệnh nhân có thể bị những chấn thương nhẹ, nhưng những chấn thương này cũng có thể dẫn đến những chấn thương lớn hơn. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và quá trình điều trị bệnh.
Khi sử dụng miếng dán bệnh nhân có thể sẽ gặp các tác dụng phụ như:
- Bị kích ứng da;
- Mẩn đỏ, ngứa;
- Viêm nhiễm gây triệu chứng sưng, nóng, đỏ,đau …
- Thậm chí nặng hơn nữa có thể làm hoại tử da, …
Vì vậy trước khi quyết định sử dụng một dạng thuốc nào đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sỹ và tìm hiểu thật kỹ lưỡng.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng miếng dán giảm đau ung thư
Không thể không phủ nhận những lợi ích của miếng dán giảm đau ung thư, sự tiện dụng của nó, nhưng bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần tham khảo trước ý kiến của bác sỹ điều trị của bạn;
- Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro khi sử dụng;
- Nếu cơn đau chưa vượt qua mức chịu đựng được thì không nên dùng bởi có thể gây nghiện;
- Không sử dụng miếng dán vào các vùng da hở, vùng da bị viêm nhiễm, mẩn đỏ, …
- Không được để trẻ em tiếp xúc với miếng dán giảm đau.
Có nên tiêm Morphin giảm đau cho bệnh nhân ung thư không?
Đau do ung thư là một tình trạng rất phức tạp và do nhiều cơ chế gây ra. Giảm đau trong ung thư có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, sử dụng nhiều cách giảm đau khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại ung thư, mỗi bệnh nhân, mỗi vị trí ung thư, mỗi giai đoạn, mỗi mức độ và cơ chế gây đau.
Tiêm Morphin để giảm đau là một cách để giúp người bệnh được giảm đau hiệu quả do ung thư và là bậc cuối cùng trong bậc thang hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Tuy nhiên, tiêm Morphin sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, để quyết định nên sử dụng phương pháp giảm đau nào, có nên tiêm Morphin hay không thì đưa bệnh nhân đến thăm khám. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ tiêu như mức độ đau, cơ chế đau, vị trí đau, … từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.
Các thuốc opioid liều dùng và cách sử dụng
- Morphin sulfat (dạng bào chế: Viên nang 30mg)
Liều uống trung bình 30mg, cách 12 giờ/lần.
Liều sẽ thay đổi tùy theo mức độ đau, liều có thể tăng lên 60mg, 90mg hoặc phối hợp với thuốc giảm đau khác để được kết quả mong muốn.
- Osaphine 10mg (dạng bào chế: Dung dịch tiêm)
Chỉ định: Đau vừa đến nặng
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 5 – 10mg, cách 4 giờ/lần nếu cần.
- Fentanyl (Dạng bào chế: Durogesic 25mcg/h)
Dán 72 giờ/một miếng lên da vùng ngực và đùi;
Chỉ dùng trong đau mạn tính;
Không dùng miếng dán này cho cơn đau đột xuất;
Không dùng miếng dán khi người bệnh đang sốt, ra nhiều mồ hôi, thể trạng gầy, …;
Cần dùng thêm các thuốc giảm đau khác có tác dụng nhanh cho đến khi miếng dán phát huy tác dụng sau 12 – 18 giờ;
Miếng dán mới nên được dán ở một vùng da khác vùng da cũ sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó;
** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.