Bệnh Tâm thần phân liệt là bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Triệu chứng thường gặp của tâm thần phân liệt: hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, hành vi,…
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Bệnh tâm thần phân liệt. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh gì?
Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những bệnh rối loạn tâm thần nặng với các biểu hiện triệu chứng như (hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi, nhân cách,…). Bệnh tâm thần phân liệt phổ biến ở mọi quốc gia, thường gặp ở độ tuổi 18 – 40 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tâm thần phân liệt không có thuốc đặc trị, diễn biến âm thầm; nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mất khả năng lao động, tâm thần sa sút, thay đổi nhân cách,…
Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt
Tổn thương thực thể ở não:
+ Chấn thương sọ não
+ Nhiễm trùng thần kinh: Viêm não mô cầu, giang mai thần kinh…
+ Ngộ độc thần kinh: do rượu hay các chất ma túy
+ Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác: nhồi máu não, xuất huyết não, u não, teo não….
+ Các bệnh nội tiết (hormon) và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến hoạt động của não
Nguồn gốc xuất phát từ tâm lý:
+ Chịu căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, sống trong gia đình không hạnh phúc
+ Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên do sống môi trường không lành mạnh hoặc do giáo dục không đúng cách.
Tiền sử gia đình: Ở dân số bình thường, khả năng mắc bệnh chỉ khoảng 1%, tuy nhiên nếu trong một gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc người thân bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở những người con có thể lên đến 12%
Người mắc tâm thần phân liệt thường có triệu chứng gì?
Bệnh tâm thần phân liệt đặc trưng bởi các rối loạn liên quan đến: cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, khả năng nhận thức,…Triệu chứng của tâm thần phân liệt có thể chia làm 2 nhóm chính:
+ Triệu chứng dương tính: hoang tưởng, ảo giác, tăng trương lực cơ,…
+ Triệu chứng âm tính: ít nói, trầm cảm, sống khép mình, xa lánh mọi người xung quanh, khả năng ngôn ngữ bị hạn chế,…
Triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt
+ Hoang tưởng: bệnh nhân thường tin vào những thứ không có thật hoặc trái ngược với thực tế. Ví dụ: hoang tưởng bị hại (bệnh nhân luôn có cảm giác bị tra tấn, đầu độc bởi một người hay một thế lực nào đó), hoang tưởng bị chi phối (bệnh nhân tin rằng có một người hoặc một thế lực nào đó đang chi phối bệnh nhân).
+Ảo giác: là biểu hiện của sự rối loạn các cơ quan như thị giác, thính giác, xúc giác,…khiến cho bệnh nhân có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận được những thứ không tồn tại. Trong đó, ảo thanh là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm khoảng 50 – 60% bệnh nhân tâm thần phân liệt.
+ Ngôn ngữ thanh xuân: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân. Biểu hiện: bệnh nhân có lời nói khó hiểu, hỗn loạn, kỳ dị,…
+ Hành vi thanh xuân: Đây là triệu chứng của tâm thần phân liệt thể thanh xuân và thể không biệt định. Hành vi này trên lâm sàng rất đa dạng từ đi lại không ngừng đến hung hăng, bạo lực.
+ Hành vi căng trương lực cơ: Bệnh nhân thường giữ một tư thế trong thời gian dài hoặc kích động quá mức hoặc ít đáp ứng với các kích thích từ môi trường
Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt
+ Vô cảm: Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của mình. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn, cáu giận… với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.
+ Ngôn ngữ nghèo nàn: Ngôn ngữ nghèo nàn biểu hiện qua lời nói, câu trả lời ngắn ngủi, cộc lốc, gây khó hiểu với mọi người
+ Mất ý chí: Bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt thường mất dần sự hứng phú, niềm đam mê trong công việc, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút.
Diễn biến của bệnh tâm thần phân liệt
+ Giai đoạn tiềm phát: Đa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc xuất hiệu dấu hiệu suy giảm về chức năng xã hội, học vấn, nghề nghiệp. Một số bệnh nhân có rối loạn cảm xúc (vô cảm) hoặc sự sai lệch về tri giác
+ Giai đoạn tiền triệu chứng: Bệnh nhân có biểu hiện bất thường: cô lập bản thân, xa lánh người xung quanh, dễ cáu gắt, hay đa nghi, xuất hiện tư duy bất thường và sự méo mó về tri giác
+ Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng của tâm thần phân liệt xuất hiện đầy đủ (rối loạn suy nghĩ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc và rối loạn nhận thức). Bệnh tiến triển âm thầm và có xu hướng ngày càng xấu đi
+ Giai đoạn muộn của bệnh: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể có hành vi: tự sát, bạo lực, gây hại với người xung quanh,…
Phân loại bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt gồm những thể nào?
Tâm thần phân liệt thể paranoid
Tâm thần phân liệt thể paranoid là thể bệnh thường gặp nhất, khởi phát chậm hơn các thể tâm thần phân liệt khác. Triệu chứng điển hình nhất của thể phân liệt paranoid là hoang tưởng và ảo giác. Hoang tưởng: bệnh nhân thường có cảm giác bị người khác theo dõi và suy sát. Ảo giác: bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh không có thực, không tồn tại như: những lời bình phẩm về hành vi của bệnh nhân, lời đe dọa hay ra lệnh cho bệnh nhân. Các triệu chứng âm tính khác: lo lắng, sợ hãi, vô cảm,…thường xuất hiện muộn và không rầm rộ như các thể tâm thần phân liệt khác.
Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Đây là một dạng của bệnh tâm thần phân liệt, thường gặp ở độ tuổi: 15 – 25 tuổi. Dấu hiệu của tâm thần phân liệt thể thanh xuân
+ Triệu chứng hoang tưởng: Bệnh nhân luôn có cảm giác bị hại, mặc cảm tội lỗi; họ tin rằng có một thế lực phi thường, bí ẩn đằng sau họ. Một số bệnh nhân có biểu hiện như trốn tránh hay ẩn mình để tự vệ.
+ Triệu chứng ảo giác: Bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt thể thanh xuân thường có biểu hiện ảo thanh (nghe thấy âm thanh không có thực)
+ Nói và suy nghĩ vô tổ chức: Lời nói không mạch lạc, trôi chảy, gây khó hiểu cho người xung quanh
+ Hành vi vô tổ chức: Hành vi biểu hiện đa dạng từ trẻ con, ngớ ngẩn đến hung hăng, bạo lực, làm hại người xung quanh.
+ Triệu chứng âm tính: vô cảm, xa lánh người xung quanh xuất hiện sớm và tiên lượng xấu
Tâm thần phân liệt thể căng trương lực
+ Bệnh nhân có thể kích động quá mức hoặc ít đáp ứng với các tác động từ môi trường
+ Bệnh nhân giữ lâu ở một tư thế trong một khoảng thời gian dài (ví dụ: khi ta đưa tay bệnh nhân lên đầu thực hiện tư thế chào, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tư thế đó hàng tiếng đồng hồ)
…
Tâm thần phân liệt không biệt định
Đây là một dạng của bệnh tâm thần phân liệt có triệu chứng thường không rõ ràng.
Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt
Đây là một dạng của tâm thần phân liệt: bệnh nhân có dấu hiệu của trầm cảm sau giai đoạn phân liệt. Trạng thái trầm cảm sau phân liệt ít đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm và nguy cơ dẫn đến tự sát rất cao.
Tâm thần phân liệt thể đơn thuần
Tâm thần phân liệt thể đơn thuần khởi phát bằng các triệu chứng âm tính là chủ yếu như: giảm khả năng nhận thức, học tập và thích ứng với xã hội; các triệu chứng dương tính như: hoang tưởng và ảo giác thường không rõ ràng.
Chẩn đoán tâm thần phân liệt
Chẩn đoán tâm thần phân liệt chủ yếu qua triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Dưới đây là tiêu chuẩn để chẩn đoán tâm thần phân liệt theo DSM – 5
A: Có hơn 2 hay nhiều hơn các triệu chứng sau, trong đó phải có tối thiểu một trong 3 triệu chứng (1), (2), (3)
(1) Các hoang tưởng: hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị chi phối,…
(2) Các ảo giác: ảo giác về âm thanh, ảo giác về hình ảnh, xúc giác (cảm thấy kiến bò trên da,…)
(3) Lời nói rời rạc, không mạch lạc, khó hiểu đối với đối tượng giao tiếp
(4) Hành vi mất tổ chức mức độ nặng hoặc hành vi căng trương lực
(5) Các triệu chứng âm tính (khả năng biểu hiện cảm xúc hạn chế, vô cảm, lãnh đạm, xa lánh mọi người,….
- Trong một khoảng thời gian đáng kể từ khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện suy giảm khả năng trong học tập, công việc, giao tiếp xã hội đáng kể so với thời kì chưa phát bệnh.
- Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc, suy nghĩ, hành vi….kéo dài liên tục ít nhất sáu tháng. Thời gian sáu tháng bao gồm tối thiểu một tháng của triệu chứng trong tiêu chuẩn A – các triệu chứng của giai đoạn cấp và thời gian của các triệu chứng tiền triệu chứng hoặc triệu chứng do di chứng. Trong suốt giai đoạn tiền triệu chứng hoặc di chứng, biểu hiện của rối loạn tâm thần có thể chỉ là các triệu chứng âm tính hoặc có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng của tiêu chuẩn A nhưng ở dạng bị yếu đi (niềm tin kỳ lạ, trải nghiệm tri giác không bình thường).
- Rối loạn phân liệt cảm xúc và rối loạn trầm cảm hoặc lưỡng cực với triệu chứng loạn thần phải được loại trừ bởi vì (1) không có giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm xảy ra đồng thời với các triệu chứng giai đoạn cấp hoặc (2) nếu giai đoạn cảm xúc xảy ra trong giai đoạn cấp, chúng chỉ xuất hiện một thời gian ngắn trong tổng thời gian cấp tính hoặc di chứng của rối loạn.
- Rối loạn không xuất phát từ sử dụng các chất ảnh hưởng đến sức khỏe (ví dụ như chất ma túy hoặc các thuốc) hoặc do các tình trạng bệnh lý khác của cơ thể.
- Nếu có người bệnh tiền sử bị tự kỷ hoặc rối loạn giao tiếp khởi phát ở tuổi trẻ em, chẩn đoán Tâm thần phân liệt được xác định chỉ khi ngoài các triệu chứng đòi hỏi đối với tâm thần phân liệt, các hoang tưởng hoặc ảo giác phải nổi bật và xuất hiện ít nhất 1 tháng hoặc ít hơn nếu được điều trị thành công
Điều trị tâm thần phân liệt
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
+ Giúp bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường, sống hòa nhập với người xung quanh, gia đình và xã hội
+ Giúp gia đình bệnh hiểu rõ về bệnh, có cái nhìn và cách cư xử phù hợp, phương pháp chăm sóc người tâm thần phân liệt
+ Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về tâm thần phân liệt, có thể cảm thông, hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng thuốc chống loạn thần. Thuốc chống loạn thần là nhóm thuốc có tác dụng điều chỉnh các chất hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) có trong não bộ, được sử dụng lâu dài để giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tâm thần phân liệt tái phát.
Phân loại thuốc loạn thần theo cấu trúc hóa học:
+ Dẫn chất của phenothiazin: Đại diện Clopromazin (tên thương mại: Aminazin)
+ Dẫn chất butyrophenon: Đại diện Haloperidol (tên thương mại: Haldol)
+ Dẫn chất benzamide: Đại diện Sulpirid (tên thương mại: Dogmatil)
+ Nhóm benzisoxazole: Đại diện Risperidone (tên thương mại: Respiwel)
Phân loại thuốc loạn thần theo thế hệ
+ Thuốc dòng cổ điển: Aminazine, Haloperidol,…
+ Thuốc thế hệ mới: Risperidone, Olanzapine,…
Chăm sóc cho người tâm thần phân liệt
Chúng ta nên làm gì với bệnh nhân tâm thần phân liệt?
+ Phát hiện sớm những bất thường trong hành vi, cảm xúc, suy nghĩ,…của bệnh nhân và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín để điều trị
+ Theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân: đảm bảo bệnh nhân uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh bệnh nhân tâm thần phân liệt. Những người thân trong gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc người bệnh, giúp họ có cảm giác được yêu thương và che chở.
+ Trò chuyện với bệnh nhân để họ cơ thể hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng
+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho bệnh nhân có thể tham gia vào quá trình lao động, sản xuất
Chúng ta không nên là gì với bệnh nhân tâm thần phân liệt?
+ Không tự ý điều trị tâm thần phân liệt bằng cúng bái, bùa ngải hay tự ý mua thuốc điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ
+ Không để bệnh nhân tâm thần phân liệt tiếp xúc với các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo,…
+ Không nên tranh cãi, chứng minh lời nói của bệnh nhân là sai
+ Không nhốt trói, đánh đập hoặc ngăn không cho bệnh nhân tiếp xúc với mọi người xung quanh
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh nhân tâm thần phân liệt nên ăn gì?
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cho bệnh nhân tâm thần phân liệt là một trong phương pháp điều trị góp phần cải thiện chức năng của não bộ, làm giảm triệu chứng của bệnh nhân.
Dưới đây là các loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân:
- Các loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C: Vitamin C là chất chất oxy hóa bảo vệ tế bào thần kinh trước tác động có hại của các gốc tự do và stress. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao: cam, quýt, bưởi, súp lơ xanh, cà chua, rau bina….
- Các loại cá (đặc biệt là cá hồi): Các loại cá chứa nhiều acid béo có lợi cho cơ thể như omega – 3. Theo các nghiên cứu được báo cáo, omega – 3 có vai trò cải thiện các bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh, trong đó có bệnh tâm thần phân liệt
- Các loại rau xanh: Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, đồng thời chúng cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe
Bệnh nhân tâm thần phân liệt không nên ăn gì?
Không nên ăn bánh mì: Trong bánh mì có chứa chất gluten – có thể gây ảnh hưởng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt
Không nên ăn đường tinh luyện: Đường tinh luyện có trong bánh kẹo, nước uống có cồn, đồ ăn nhanh tăng đường huyết trong máu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.
** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Bệnh Tâm thần phân liệt. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.