Anti HCV là loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng với virus HCV. Nếu xét nghiệm cho thấy anti-HCV dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Khi chẩn đoán tình trạng nhiễm virus viêm gan C, ngoài chỉ số Anti HCV, cần xét khả năng phản ứng với virus của kháng thể.
Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, đau nhức cơ thể, sốt, mệt mỏi, chán ăn…nên bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác, dẫn tới việc chủ quan không theo dõi diễn biến bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm gan C hiện nay rất ít được quan tâm. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C.
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Chỉ số Anti HCV. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
Nếu phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi xét nghiệm viêm gan C càng sớm càng tốt
Bệnh viêm gan C được các chuyên gia đánh giá là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Bởi vì ở giai đoạn ban đầu, bệnh viêm gan C diễn biến âm thầm và không có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Do đó chỉ đến khi bệnh đã nặng hoặc vào giai đoạn cuối, bệnh nhân mới phát hiện ra và chữa trị. Lúc này bệnh có thể đã chuyển biến thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể mình có một số dấu hiệu như sau thì bạn và người thân nên đi xét nghiệm viêm gan C càng sớm càng tốt:
- Sốt nhẹ: viêm gan C có thể làm cho cơ thể người bệnh bị sốt nhẹ theo cơn hoặc sốt kéo dài. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào mắc viêm gan C cũng bị sốt. Cơ thể bị sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm gan C nên mọi người cần hết sức chú ý.
- Vàng da, vàng mắt: khi mắc bệnh viêm gan C thì chức năng thải độc của gan lúc này đã bị suy giảm, khả năng đào thải độc tố trong máu cũng giảm đi, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao ứ đọng ở các mô dưới da và mắt gây ra tình trạng vàng da vàng mắt. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh viêm gan C. Bởi vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định xét nghiệm viêm gan C càng sớm càng tốt nếu thấy mình có biểu hiện này.
- Mệt mỏi, chán ăn, đau cơ: khi bị nhiễm virus viêm gan C thì toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, suy nhược cơ thể, lười vận động, chán ăn, ăn không ngon miệng,…
- Đau tức ở hạ sườn phải: nếu xuất hiện dấu hiệu này thì chứng tỏ chức năng gan đã suy giảm mạnh, bệnh viêm gan C có thể đã chuyển biến nặng thành bệnh xơ gan hay ung thư gan.
Siêu vi gây viêm gan C có thể lây qua 3 đường chính là
+ Đường máu
+ Quan hệ vợ chồng
+ Mẹ truyền cho con
Do đó nếu làm những thủ thuật không đảm bảo vô trùng hoặc dùng những vật dụng có dính máu của người bị nhiễm siêu vi C thì có thể bị lây bệnh.
Với sự phát triển vượt bật của nền y học, các chỉ số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm gan virus nói chung và bệnh viêm gan C nói riêng ngày càng cho kết quả chính xác, giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như kiểm soát được căn bệnh này. Các xét nghiệm viêm gan C quan trọng cần phải làm gồm: anti-HCV, HCV RNA, serotype HCV… Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về xét nghiệm anti-HCV – một marker không thể thiếu giúp chẩn đoán bệnh viêm gan C.
Anti HCV là gì?
Anti HCV là loại kháng thể do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra khi virus HCV xâm nhập vào cơ thể để phản ứng lại với virus viêm gan C. Khi virus HCV xâm nhập vào cơ thể, sau 1 đến 2 tuần, chỉ số Anti HCV sẽ bắt đầu xuất hiện và Anti HCV vẫn tồn tại sau đó.
Xét nghiệm anti HCV
Đây là xét nghiệm ban đầu và thường quy để xác định xem có mắc viêm gan C hay không. Xét nghiệm Anti HCV là xét nghiệm tìm kháng thể chống lại virus viêm gan C dùng để sàng lọc viêm gan C. Do đó, xét nghiệm này thường được sử dụng như một biện pháp đơn giản, nhanh chóng để tầm soát bệnh viêm gan virus C.
Việc kiểm tra Anti-HCV sẽ giúp xác định được tính lây nhiễm của HCV, biết được bạn có nhiễm virus hay chưa. Tuy nhiên, xét nghiệm Anti-HCV chỉ biết được có kháng thể chống lại virus viêm gan C hay không, còn mức độ viêm gan, khả năng lây lan, có cần điều trị hay chưa…. thì cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán tình trạng bệnh.
Xét nghiệm Anti – HCV được dùng để sàng lọc viêm gan C, thường áp dụng với những đối tượng có nguy cơ cao như: có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ đồng tính nam, đã từng truyền máu, thay máu, lọc máu, xăm trổ, ghép tạng, trẻ sinh ra từ mẹ có nhiễm virus viêm gan C,…
Ý nghĩa của chỉ số
Kết quả của xét nghiệm anti-HCV có ý nghĩa như sau:
- Anti-HCV (-) âm tính: điều này có nghĩa là cơ thể không có kháng thể kháng virus HCV, hay là bạn chưa từng nhiễm virus viêm gan C hoặc đang trong giai đoạn phơi nhiễm với virus HCV (virus vừa mới xâm nhập)
- Anti-HCV (+) dương tính: cơ thể xuất hiện kháng thể kháng virus HCV, có 2 trường hợp xảy ra
- Trường hợp 1 là bạn đã từng nhiễm virus HCV nhưng đã được chữa khỏi bệnh hoặc là cơ thể đã tự tạo ra được đủ kháng thể và đào thải được virus ra ngoài. Theo nghiên cứu, khi virus HCV xâm nhập vào cơ thể người trưởng thành thì 15% khả năng cơ thể tự loại bỏ hết được virus, 85% khả năng những người còn lại sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan virus C mạn tính.
- Trường hợp 2: đang bị nhiễm viêm gan virus C.
Để xác định 1 cách chắc chắn, bạn cần tiến hành kiểm tra HCV RNA để biết có virus hoàn chỉnh đang hoạt động trong cơ thể hay không.
Tuy nhiên, khi thực hiện xét nghiệm Anti-HCV đôi khi cũng có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Ví dụ khi bệnh nhân đang ở giai đoạn viêm gan C cấp, khi chưa có kháng thể, khả năng miễn dịch kém, nồng độ Anti-HCV thấp,… những trường hợp trên có thể cho ra Anti-HCV (-) giả. Do đó để có thể kết luận chính xác bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để khẳng định. Ngoài ra nếu bệnh nhân có bằng chứng nhiễm viêm gan C cần phải đánh giá mức độ viêm gan bằng các xét nghiệm khác như đo tải lượng virus, siêu âm gan, chụp CT, MRI, sinh thiết gan… Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng gan. Đây là phương pháp có xâm nhập, thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ chích qua da, vào gan và lấy ra một ít tế bào gan và quan sát dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này cho phép các bác sĩ trực tiếp đánh giá được mức độ hư hại của gan, chẩn đoán giai đoạn bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị một cách chính xác nhất.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Anti HCV
- Người được tiến hành xét nghiệm cần thông báo cho bệnh nhân nên nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm để đảm bảo cho ra kết quả chính xác.
- Khi xét nghiệm Anti HCV âm tính, khả năng cao là bạn không mắc viêm gan C. Tuy nhiên, không thể loại trừ 100% vì trong một số trường hợp thời gian lấy mẫu máu đúng vào thời gian virus ủ bệnh, cơ thể chưa sản xuất được kháng thể nên cho kết quả âm tính. Do đó nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần thực hiện xét nghiệm Anti HCV 3 tháng sau đó.
- Nếu kết quả xét nghiệm Anti HCV dương tính, cần làm thêm các xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ, tình trạng bệnh, serotype của virus để có phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp xét nghiệm
Phương pháp xét nghiệm nhanh anti HCV dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch in vitro để xác định định tính kháng thể kháng virus Viêm gan C.
- NGƯỜI THỰC HIỆN
– Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu
– KTV khoa Huyết học – Truyền máu
- BỆNH PHẨM:
Bệnh phẩm: huyết thanh hoặc huyết tương.
– Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống serum hoặc ống EDTA
– Quay ly tâm 3000 vòng/phút trong vòng 5 – 10 phút.
3.TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT:
– Máy ly tâm.
– Pipet, đầu côn.
– Ống nghiệm
– Test xét nghiệm
– Găng tay
- PHIẾU XÉT NGHIỆM
Giấy chỉ định xét nghiệm cần phải ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Dùng pipet hút huyết thanh hoặc huyết tương vào 1 ống nghiệm, ghi tên hoặc đánh số thứ tự để đánh dấu
– Lấy que xét nghiệm ra khỏi bao nhôm, nhúng que thử vào mẫu bệnh phẩm sao cho bệnh phẩm không cao quá đầu mũi tên
– Đợi 10 phút và đọc kết quả
Lưu ý: Không đọc kết quả quá 30 phút, đọc kết quả ở nơi có đủ ánh sáng
* Kiểm tra chất lượng:
– Kiểm tra chất lượng mẫu thử : để đảm bảo giá trị xét nghiệm, vạch C phải xuất hiện
– Nếu vạch C không chuyển sang màu đỏ hay màu hồng đồng nghĩa với việc test xét nghiệm này không có giá trị và cần phải thực hiện lại xét nghiệm.
- NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
– Dương tính: khi 2 vạch màu hồng xuất hiện ở vùng C và vùng T
– Âm tính: Chỉ có một vạch màu hồng xuất hiện ở vùng C, không có dải màu xuất hiện ở vùng T.
– Không có giá trị: Không có vạch màu nào xuất hiện ở cả hai vùng C và T hoặc không có vạch ở vùng C, điều này chứng tỏ lỗi của quy trình hay thuốc thử bị hỏng. Nên thử lại với que thử mới . Nếu vấn đề trên vẫn tồn tại phải ngưng sử dụng bộ xét nghiệm ngay lập tức và liên hệ với nhà phân phối.
Nơi xét nghiệm chỉ số Anti HCV
Xét nghiệm chỉ số Anti HCV để phát hiện virus viêm gan C là 1 xét nghiệm khá phổ biến, có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước. Tuy nhiên để có được kết quả chính xác với độ tin cậy cao, người bệnh cần tìm được địa chỉ uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
Hơn nữa, các địa chỉ khám chữa bệnh cũng cần có đội ngũ giáo sư, bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, giúp bạn khám chữa các bệnh gan mật, chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe gan mật và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Để đảm bảo sức khỏe, ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống
Một số câu hỏi về xét nghiệm anti-HCV
Khi đi xét nghiệm siêu vi C cho kết quả dương tính với anti HCV, người bệnh nên làm gì?
Trả lời: Siêu vi gây viêm gan C có thể lây qua 3 đường chính là
+ Đường máu
+ Quan hệ vợ chồng
+ Mẹ truyền cho con
Vì vậy, nếu làm những thủ thuật không đảm bảo vô trùng hoặc dùng những vật dụng có dính máu của người bị nhiễm siêu vi C thì có thể bị lây bệnh. Nhưng vấn đề bị lây bệnh từ đâu không còn quan trọng nữa, điều cần thiết là phòng ngừa cho những người thân bằng cách dùng riêng những vật dụng cá nhân có thể dính máu như đồ cắt móng tay, lưỡi lam, bàn chải đánh răng …, không hiến máu cho người khác. Ngoài ra, những người trong gia đình nên đi xét nghiệm kiểm tra xem có bị nhiễm siêu vi C không.
Đồng thời người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm như đo tải lượng virus, siêu âm gan , chụp CT, MRI, sinh thiết gan… để đánh giá mức độ hư hại của gan, chẩn đoán giai đoạn bệnh, quyết định và đánh giá hiệu quả điều trị một cách chính xác nhất.
Kết quả xét nghiệm anti HCV âm tính thì có chắc chắn không nhiễm HCV không?
Xét nghiệm Anti HCV sẽ cho hai kết quả : Anti HCV (-) âm tính và Anti HCV (+) dương tính.
Khi có kết quả xét nghiệm anti HCV (-) thì người xét nghiệm có thể thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người xét nghiệm không bị virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể tức là chỉ đang trong giai đoạn phơi nhiễm. Người thực hiện xét nghiệm này chưa từng nhiễm loại virus viêm gan C này cơ thể người bệnh không có sinh ra chất kháng virus HCV cụ thể là kháng thể Anti HCV để chống lại bệnh.
- Tuy nhiên, kết quả âm tính cũng có thể xảy ra với trường hợp người bệnh bị nhiễm virus viêm gan C nhưng trong thời kì ủ bệnh.
- Ngoài ra, cũng có một số trường hợp người bệnh đã bị nhiễm virus viêm Gan C, virus HCV đã hoạt động nhưng cơ thể người bệnh chưa tạo ra Anti HCV. Do đặc thù là kháng thể Anti HCV thường xuất hiện trễ hơn sự có mặt của kháng nguyên HCV. Vì vậy để chắc chắn không xảy ra tình trạng này thì người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm HCVcAg hoặc HCV-RNA hoặc xét nghiệm lại sau 3 tháng để cho ra kết quả chính xác.
Như đã đề cập, việc xét nghiệm Anti HCV cho kết quả âm tính không thể khẳng định 100% rằng cơ thể bị nhiễm virus viêm gan C. Do đó, nếu có các yếu tố dịch tễ hay biểu hiện lâm sàng thì cần làm thêm xét nghiệm khác hoặc làm lại xét nghiệm sau 3 tháng để có một kết quả đáng tin cậy.
Xét nghiệm anti HCV hay xét nghiệm nào có giá trị chẩn đoán viêm gan do virus viêm gan C tốt hơn?
Hiện nay, để chẩn đoán nhiễm virus viêm gan C thường kết hợp nhiều loại xét nghiệm để tăng giá trị chẩn đoán chứ khó để khẳng định xét nghiệm nào là tối ưu nhất vì còn tùy thuộc vào máy móc thiết bị, kinh tế của người thực hiện xét nghiệm. Mỗi loại xét nghiệm sẽ có một giá trị riêng.
– Xét nghiệm huyết thanh học ELISA – Anti HCV: Test ELISA thế hệ thứ ba đạt độ nhạy và độ đặc hiệu gần như 100%. Trong trường hợp xét nghiệm dương tính, chẩn đoán phải được khẳng định bằng một test ELISA lần thứ hai để loại trừ sai số. Xét nghiệm này định lượng kháng thể kháng virus viêm gan C. Hầu hết các trường hợp viêm gan do truyền chế phẩm máu là viêm gan C. sự có mặt kháng thể kháng HCV chứng tỏ bệnh nhân có tình trạng phơi nhiễm với virus viêm gan C, tuy nhiên nó không cho biết là bệnh nhân đang ở giai đoạn cấp, mạn hay đã ổn định.
– PCR: Sau khi test ELISA dương tính cần tiến hành test PCR định lượng nhằm khẳng định tình trạng nhiễm virus mạn. Trong trường hợp kết quả ELISA nghi vấn, chỉ định tiến hành PCR huyết thanh để khẳng định chẩn đoán. Có thể gặp một số trường hợp hiếm hơn như nhiễm HCV với huyết thanh chẩn đoán âm tính song PCR dương tính, nhất là và đối với trường hợp đồng nhiễm HIV và HCV và/hoặc khi xét nghiệm tìm kháng thể bằng test ELISA thế hệ một.
– Định kiểu gen virus: Định kiểu gen đối với HCV được chỉ định khi kết quả test PCR dương tính và cần xem xét chỉ định điều trị cho bệnh nhân. Có 6 kiểu gen được phát hiện: kiểu gen 1 (1a và nhất là 1b) tác động chủ yếu tới những đối tượng bị nhiễm virus do truyền máu hoặc ở các đối tượng có kiểu truyền bệnh không được rõ ràng; kiểu gen 3a tác động chủ yếu tới nhóm đối tượng nghiện chích ma túy đường tĩnh mạch; các kiểu gen 2a và 4,5,6 khá là hiếm gặp.
– Đếm virus huyết thanh: Tiến hành đánh giá số lượng của virus trong huyết thanh bằng các phương pháp khác nhau như PCR định lượng, bDNA… Xét nghiệm này giúp xem xét chỉ định điều trị và tiên lượng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.
** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Chỉ số Anti HCV. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.