Viêm gan A: Những điều cần biết và cách phòng ngừa

Viêm gan A là tình trạng bệnh gan do siêu vi viêm gan A (HAV) gây ra. Đây là một bệnh có liên quan chặt chẽ với việc vệ sinh cá nhân kém, dùng nước hoặc thực phẩm không an toàn và quan hệ tình dục không lành mạnh. Bên cạnh đó, HAV là một bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân miệng do nguồn nước bị nhiễm bẩn hay do thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ.

Bệnh viêm gan A là một bệnh rất dễ lây nhiễm nhưng có thể hồi phục nếu trải qua quá trình hỗ trợ cải thiện. HAV là một trong 6 chủng gây viêm gan do virus hiện nay đã được xác định – các loại khác bao gồm B, C, D, E và G. Các chủng này khác nhau về đặc điểm đường lây truyền và mức độ nguy hiểm

Viêm gan A là gì?

Viêm gan siêu vi A (HAV) là một căn bệnh do virus viêm gan A gây nên. Đây là một trong một số các loại virus viêm gan gây ảnh hưởng đến hoạt động gan. Người bệnh có thể bị suy giảm chức năng gan và có một số dấu hiệu điển hình như: sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, vàng da, đau cơ, đau bụng hoặc đau tức, ngứa, vàng mắt, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn, nước tiểu sẫm màu.

Các triệu chứng thường thuyên giảm sau khoảng 2 tháng nhưng ở một số bệnh nhân khác thì các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát trong vòng 6 tháng.

Bệnh nhân viêm gan A cấp tính nếu điều trị khỏi sẽ hồi phục hoàn toàn, trong khi viêm gan tối cấp hiếm khi xảy ra.

Không giống như HBV, virus HAV không gây ra bệnh viêm gan mạn tính, tức là tình trạng viêm gan này không kéo dài quá 6 tháng và rất hiếm khi gây tử vong. Một tỷ lệ nhỏ tử vong trong tình cảnh của suy gan cấp tính. HAV có thể được điều trị khỏi hoàn toàn sau 2-4 tuần. Các cách phòng bệnh viêm gan A cũng là biện pháp có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Hiện nay, trên thế giới đã có vaccine phòng bệnh viêm gan A hiệu quả và an toàn.

Virus HAV là gì

– Virus viêm gan A (viết tắt là HAV) là virus thuộc họ Picornaviridae, gene di truyền ARN, hình khối đa diện, kích thước 27-28 nm và là loại virus không có vỏ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm gan vi-rút cấp và đặc biệt phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.

– Virus có thời gian tồn tại trong máu rất ngắn nên khó phân lập được trong huyết thanh. Virus sống ở nhiệt độ nước đá -250C trong 6 tháng, trong khi ở 1000C bị chết trong vài phút.

– Ở một số nước, hơn 75% người lớn có tiếp xúc với HAV. Tại Mỹ, có khoảng 3.000 trường hợp bị nhiễm virus này mỗi năm – con số này là từ 25.000 đến 35.000 trường hợp mỗi năm trước khi vắc xin viêm gan A được sản xuất vào năm 1995 (xem CDC Hepatitis A FAQs).

Virus HAV là gì?
Virus HAV là gì?

 

Viêm gan A có lây không?

HAV chủ yếu lây truyền qua đường miệng, do đó có thể xuất hiện ở các khu vực có vệ sinh kém. Nguyên nhân có thể do nước và thức ăn, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đôi khi là do ăn động vật có vỏ bị lây nhiễm bệnh. Các trường hợp đơn lẻ cũng hay xảy ra, thường là do tiếp xúc người-người.

Việc phát tán vi rút thường xảy ra trước khi các triệu chứng khởi phát và thường kết thúc vài ngày sau đó, sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Do đó, khi viêm gan bắt đầu biểu hiệu trên lâm sàng thì sự lây lan của bệnh thường đã chấm dứt.

HAV không có trạng thái người lành mang bệnh mạn tính, không gây ra viêm gan mạn hoặc là xơ gan.

Lây qua đường tiêu hóa

Ở người mắc bệnh viêm gan A, virus được tìm thấy nhiều nhất là trong phân, cả trong nước bọt, nước tiểu. Các chất thải của người bệnh khi thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, virus phát tán rộng rãi. Đường phân – miệng là một con đường chính lây lan của bệnh.

– Ăn thức ăn được chế biến bởi người bị HAV không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh;

– Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh;

– Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm, mất vệ sinh;

– Hay tiếp xúc nhiều với người bệnh viêm gan A;

Lây qua đường máu

Bệnh viêm gan A không lây truyền qua máu do có rất ít virus trong máu.

Lây qua đồ dùng cá nhân

Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh HAV có thể gây lây truyền bệnh.

    Con đường lây nhiễm bệnh viêm gan ACon đường lây nhiễm bệnh viêm gan A

Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là một con đường phát tán virus viêm gan A từ người này sang người khác. Virus HAV sống trong dịch sinh dục và có thể lây qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.

Vì vậy, cần đảm bảo rằng khi quan hệ tình dục đã cần có các biện pháp phòng tránh bệnh lây lan như sử dụng bao cao su và không dùng các dụng cụ hỗ trợ kém vệ sinh…

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A

Dựa vào các con đường lây nhiễm của Virus HAV, có thể xác định được những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất:

Nhóm đối tượng 1:

Những bệnh nhân bị lây HAV qua đường tiếp xúc, sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Những bác sĩ, nhân viên y tế nếu có vết thương hở và tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người bị nhiễm HAV, những người không may được truyền máu từ người bị virus HAV.

Nhóm đối tượng 2:

Những bệnh nhân có lối sống ăn uống kém vệ sinh, thiếu nước sạch, đi du lịch đến những nơi xảy ra viêm gan A mà không được tiêm chủng.

Nhóm đối tượng 3:

Những đối tượng không chung thủy, quan hệ tình dục với người bị virus HAV. Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, và các biện pháp an toàn khác…

Các triệu chứng của bệnh viêm gan A

Một số người bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có triệu chứng xảy ra, thường khoảng sau 2 đến 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ có các biểu hiện bao gồm:

– Vàng da

– Vàng tròng trắng mắt

– Phân nhạt màu, phân thường có màu xám

– Nước tiểu có màu nâu sẫm

– Đau bụng

Bên cạnh đó, có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như:

– Ngứa ngáy toàn thân.

– Sốt nhẹ

– Mệt mỏi

– Biếng ăn

– Buồn nôn, nôn mửa

Người lớn có dấu hiệu và biểu hiện triệu chứng bệnh rõ hơn trẻ em. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và kết quả gây tử vong tăng đối với ở các nhóm tuổi lớn hơn.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm bệnh, thường không gặp phải các triệu chứng đáng chú ý và chỉ có 10% bị vàng da. Trong khi đó, ở trẻ lớn và người lớn, nhiễm trùng thường sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, triệu chứng vàng da xảy ra trong hơn 70% trường hợp. HAV đôi khi có tái phát. Người vừa mới khỏi bệnh lại có thể bị bệnh cấp tính. Tuy nhiên, những đối tượng này có khả năng tự phục hồi trở lại.

Biến chứng của Viêm gan A

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan tự hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài nào. Bên cạnh đó, virus không tồn lưu lại trong cơ thể một khi bạn đã bình phục. Ở người già và người bị các bệnh khác như tiểu đường, suy tim ứ huyết hoặc thiếu máu, thời gian hồi phục bệnh có thể kéo dài hơn và diễn biến của bệnh có thể nặng hơn.

Trong một số nhỏ trường hợp viêm gan bùng phát – một tình trạng gây suy gan đe dọa tính mạng có thể xảy ra. Đặc biệt nguy cơ xảy ra ở những người bị bệnh gan mãn tính hoặc ghép gan.

Một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp một phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

Phòng ngừa viêm gan A hiệu quả

Đối với bệnh viêm gan A, tránh xa các tác nhân gây bệnh là một cách phòng tránh được thực hiện theo những cách sau:

– Đối với ăn uống: Không nên ăn các loại rau củ không hợp vệ sinh hoặc bị nhiễm virus viêm gan A bằng cách hạn chế ăn các loại rau sống, bạn nên nấu chín thức ăn trước khi sử dụng. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu bởi bản thân nó đã là tác nhân gây hại cho gan, chưa kể nó còn làm tăng nguy cơ gan bị nhiễm các thể viêm gan A.

– Chế độ sinh hoạt: Sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp – hợp lý, đặc biệt là cần có thời gian nghỉ ngơi và ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày. Có một cơ thể khỏe mạnh chính là nền tảng hỗ trợ phòng bệnh tốt và tự nhiên nhất.

– Ngoài ra, bạn cần hỗ trợ phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin kháng viêm gan A. Đó cũng là cách hiệu quả nhất hiện nay hỗ trợ ngăn chặn mọi nguyên nhân gây bệnh viêm gan A.

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc hỗ trợ cải thiện đặc hiệu cho bệnh viêm gan A, bạn cũng cần lưu ý việc dự phòng các bệnh lý gan nguy hiểm khác như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, …

Bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số cách phòng tránh viêm gan A sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus HAV.
  • Nên đi đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
  • Băng kín các vết thương hở để hạn chế bị lây nhiễm virus HAV.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm với người khác.
  • Luôn sử dụng bơm kim tiêm mới và đã được tiệt trùng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch nếu không có dụng cụ bảo hộ.
  • Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi…tại những cơ sở không uy tín, không an toàn.
  • Tuyệt đối sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, kìm bấm móng, dao cạo râu…
  • Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em cách phòng tránh để tránh bị lây nhiễm.

Chuẩn đoán viêm gan A

– Xét nghiệm huyết thanh học

Trong chẩn đoán ban đầu của viêm gan cấp, viêm gan virus nên được phân biệt với các rối loạn gây vàng da khác không do viêm gan gây ra.

Nếu nghi ngờ là viêm gan vi-rút cấp tính, các xét nghiệm sau đây cần thực hiện để sàng lọc vi-rút viêm gan A, B và C:

– Kháng thể IgM kháng HAV (IgM anti-HAV)

– Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)

– Kháng thể IgM kháng lõi vi-rút viêm gan B (IgM anti-HBc)

– Kháng thể kháng vi-rút viêm gan C (anti-HCV) và ARN viêm gan C (HCV-RNA)

Nếu xét nghiệm IgM anti-HAV dương tính thì kết quả chẩn đoán viêm gan A cấp tính. Kháng thể IgG kháng HAV (IgG anti-HAV) được thực hiện (xem thêm Bảng: Huyết thanh học viêm gan A) để phân biệt giữa đợt cấp với tiền sử lây nhiễm bệnh trước đó. Xét nghiệm IgG anti-HAV dương tính cho biết gợi ý tiền sử nhiễm HAV hoặc suy giảm miễn dịch. Không còn xét nghiệm khác cho viêm gan A.

HAV chỉ xuất hiện trong huyết thanh trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính, không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm trên lâm sàng.

Kháng thể IgM thường sẽ xuất hiện sớm trong nhiễm trùng và đạt đỉnh trong khoảng 1-2 tuần kể từ khi có vàng da. Kháng thể này sẽ giảm dần trong vòng vài tuầnsau đó, tiếp theo sự hình thành kháng thể IgG bảo vệ (IgG anti-HAV) và thường tồn tại suốt đời. Do đó, kháng thể IgM là marker của nhiễm trùng cấp tính, trong khi đó IgG anti-HAV chỉ sẽ cho biết đã bị lây nhiễm HAV trước đó và có khả năng miễn dịch khi tái nhiễm.

Chuẩn đoán viêm gan A
Chuẩn đoán viêm gan A

Điều trị viêm gan A

Điều trị hỗ trợ

Không có phương pháp điều trị nào làm giảm viêm gan virus cấp, bao gồm viêm gan A. Cần hạn chế uống rượu bởi nó có thể là tác nhân làm tăng tổn thương gan. Hạn chế các hoạt động hoặc ăn kiêng.

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc bình thường sau khi triệu chứng vàng da đã thuyên giảm, ngay cả khi mức AST hoặc ALT cho thấy vẫn tăng nhẹ.

Đối với viêm gan ứ mật, cholestyramine 8g đường uống một lần/ngày x 2 lần/ngày có thể giảm ngứa.

Viêm gan virus nên được báo cáo cho cơ sở y tế địa phương.

Một số câu hỏi liên quan về bệnh viêm gan A.

Tiêm vắc xin viêm gan A ở đâu?

Vắc xin viêm gan A hiện nay chưa được Bộ Y tế triển khai đưa vào danh mục vắc xin tiêm chủng mở rộng, do đó nên chủ động tiếp cận với vắc xin này ở các trung tâm tiêm chủng dịch vụ. Mọi cá nhân nên tìm đến các cơ sở tiêm chủng địa phương để được tham khảo tiêm chủng vacxin ngừa viêm gan A để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh để phòng tránh căn bệnh này. Mặc dù bệnh có thể tự hồi phục nhưng cũng có trường hợp có thể gây ra những biến chức ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh khi mắc phải.

Những đối tượng nào cần tiêm chủng vacxin viêm gan A?

Các cơ quan y tế khuyến cáo nên chủng ngừa viêm gan A cho các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ trên 1 tuổi;

– Người du lịch, những người sống tại các khu vực lưu hành viêm gan A từ trung bình đến cao;

– Người bị viêm gan B hoặc viêm gan C, những người có bệnh lý viêm gan mạn tính;

– Người làm việc trong môi trường và có lối sống dễ bị nhiễm bệnh (làm việc trong nhà hàng, bếp ăn tập thể, người làm việc có liên quan đến vắc xin viêm gan A trong các phòng thí nghiệm…);

– Quan hệ đồng giới nam;

– Tiền sử rối loạn đông máu;

– Có trực tiếp tiếp xúc với người nhiễm;

– Người vô gia cư;

– Người nghiện thuốc;

Virus viêm gan A có thể tồn tại bao lâu ngoài cơ thể?

Virus viêm gan A là một loại virus hoạt động tương đối mạnh, có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong nhiều tháng khi ở trong điều kiện tốt. Virus bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như đun sôi nước hoặc nấu thức ăn trong ít nhất 1 phút ở 185 độ F (tương đương 85 độ C), trong khi ở nhiệt độ thấp (có thể đóng băng) lại không thể gây ảnh hưởng đến virus HAV.

Bệnh nhân viêm gan A nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh nhân viêm gan A nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày như:

  • Thực phẩm giàu protein như: cá, thịt, trứng… là nhugn74 thực phẩm quan trọng đối với người mắc bệnh gan
  • Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như: hoa quả tươi, rau xanh…
  • Thức ăn dễ tiêu hóa
  • Các loại rau chứa vitamin như: cam quýt, bầu, bí, cà chua, táo…

Người bị viêm gan A nên tránh béo

  • Ngoài ra, những bệnh nhân bị HAV cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:
  • Thực phẩm nhiều béo, thực phẩm chiên, rán, nướng, nhiều dầu mỡ…
  • Tuyệt đối kiêng rượu, bia các chất kích thích, đồ uông có cồn vì nó sẽ gây hại trực tiếp cho gan của bạn
  • Bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có quá nhiều đường, thực phẩm ngọt, làm cho gan không chuyển hóa hết, từ đó tăng lượng đường trong máu vàcó thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế ăn các loại hạt giàu chất béo như hạt hướng dương, đậu phộng, dừa, ,… do có thể gây cản trở quá trình chuyển hóa chất béo và tích tụ chất béo trong gan, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích ứng, cay như ớt, tiêu, gừng, tỏi, hành tây, cà ri…

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Viêm gan A. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.