Bong gân chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi gặp

Bong gân chân là điều thường xuyên gặp phải ở người làm công việc lao động chân tay hoặc trong vui chơi thể thao, một tình trạng khá phổ biến rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Bong gân chân ở bất kỳ độ tuổi nào thì nguy cơ vẫn có thể xảy, trong một số trường hợp nếu không biết cách điều trị đúng sẽ rất dễ để lại những di chứng nguy hiểm đối với các khớp chân của bạn.

Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem bong gân chân là gì và cách xử lý khi gặp. Mọi thắc mắc cũng như cần trợ giúp liên hệ 0929.620.660 hoặc truy cập Nhathuocaz.com.vn để được hỗ trợ

Bong gân chân là gì

Bong gân chân là tình trạng dây chằng ở xung quanh các khớp chân bị giãn ra hoặc rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ chấn thương của bạn.

Một tình trạng rất giống với bong gân mà bạn khó phân biệt, đó là căng cơ là tình trạng gân cơ bị rách hoặc căng quá mức. Gân cơ là những sợi mô dày đặc kết nối xương với cơ.

Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, thường gây nhầm lẫn, để mô tả tình trạng căng quá mức hoặc rách các mô mềm trong và xung quanh khớp của bạn

Nguyên nhân và yếu tố gây ra bong gân chân

Yếu tố gây nguy cơ bị bong gân

Vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá có nguy cơ bị bong gân bàn chân, cổ chân, gối khi phải nhảy lên khi thi đấu.

Thế chất kém: Tình trạng thể chất kém khiến các cơ yếu và có nhiều khả năng bị các thương tích.

Cơ bị mệt mỏi:  ít có khả năng cung cấp sự hỗ trợ tốt cho các khớp, có nhiều khả năng không chịu được những áp lực có thể gây căng thẳng cho khớp hoặc làm căng cơ;

Khởi động không đúng: Nên làm nóng cơ thể đúng cách như: thư giãn cơ bắp và làm tăng khả năng vận động trước khi hoạt động thể thao, giúp cơ bớt căng cứng và ít nguy cơ chấn thương cũng như bị rách cơ;

Điều kiện môi trường: Các bề mặt trơn trượt hoặc không đều có thể khiến bạn bị ngã dễ bị thương tích hơn;

Các môn đòi hỏi sức bền như: chạy, đi bộ có nguy cơ bong gân chân, cổ chân

Thiết bị hỗ trợ kém: Giày dép không phù hợp khi thi đấu thể  thao hoặc không đảm bảo chất lượng, hoặc các thiết bị không thích hợp có thể góp phần làm căng cơ hoặc bong gân.

Nguyên nhân gây ra bong gân chân:

Chấn thương thể dục, thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Tai nạn trong sinh hoạt như nhảy từ trên cao xuống, trơn trượt, tai nạn giao thông

Mang vác các vật nặng thường xuyên hoặc sai tư thế và vật nặng quá sức của mình

Làm và thao tác làm việc, lao động có tính chất lặp lại, kéo dài

Mức độ bong gân có thể gặp phải với chấn thương

Tình trạng bong gân chân rất dễ gặp phải chỉ cần bạn vô tình đang đi bước hụt cũng có thẻ khiến cho chân bạn bị thương dẫn đến bong gân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lực chấn thương gặp phải. Nói đến mức độ bong gân chân, được chia làm 3 mức cụ thể:

Mức độ 1 nhẹ nhất: Đây là mức độ nhẹ nhất bạn sẽ gặp phải khi bị bong gân ở cổ chân. Trường hợp này xảy ra khi lực tác động vào vùng chân không quá lớn và gây nên tình trạng giãn dây chằng nhẹ. Vùng chân sẽ xuất hiện vết sưng nhỏ và kèm theo cảm giác hơi đau một chút.

Mức  độ 2 trung bình: ở mức độ này, dây chằng ở vùng cổ chân có thể đã bị rách hoặc bị đứt một phần. Vùng cổ chân sẽ bị sưng và thâm khá lớn. Khi đứng lên sẽ cảm nhận được cảm giác hơi mất vững ở phần bị chấn thương.

Mức độ 3 nặng: mức độ nặng nhất khi bạn bị bong gân chân. Dây chằng ở phần chân sẽ bị đứt toàn bộ và bị sưng và bầm tím rất lớn. Khi đứng dậy sẽ có cảm giác cực kỳ đau và hoàn toàn bị mất thăng bằng.

Bong gân chân còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mức độ bong gần sẽ nghiêm trọng hoặc nhẹ.

Mức độ bong gân có thể gặp phải
Mức độ bong gân có thể gặp phải

Triệu chứng khi bị bong gân chân

Các triệu chứng của bong gân chân còn tùy vào mức độ của tổn thương, bao gồm:

Đau: một dấu hiệu cơ thể thông báo rằng chúng đang gặp vấn đề. Nếu một cơn đau xuất hiện khi gặp phải chấn thương, đau dữ dội khi bị chấn thương và âm ỉ, đặc biệt đau tăng khi đứng tỳ chân, vận động khớp ở vùng khớp bị tổn thương thì có thể nghĩ đến bong gân

Sưng: là dấu hiệu luôn có khi bị bong gân, để biểu hiện rõ ràng nhưng cũng cần thời gian khoảng vài giờ, Mà đôi khi không để ý đến chúng mà vẫn duy trì các hoạt động sau chấn thương khiến càng nặng hơn.

Bầm tím: xuất hiện muộn nhất khi các thành phần gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Dấu hiệu bầm tím phải qua thời gian, các thành phần thoái hóa trong máu ngấm tới da và biểu hiện.

Giảm vận động tại khớp bị chấn thương: tất cả các triệu chứng đau, sưng không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương  cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được.

Chẩn đoán bong gân chân

Bong gân chân hặc căng cơ thường được các bác sĩ chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng đau như gãy xương, khối u tiềm ẩn,… Tùy vào từng khớp bị tổn thương có thể được thực hiện như test ngăn kéo trước, Lachman test, test vẹo trong, vẹo ngoài khớp. Bác sĩ có thể chụp X-quang sẽ loại trừ được nguyên nhân do gãy xương, trừ một số trường hợp tổn thương xương nhỏ, khó chẩn đoán.

Nếu bác sĩ chụp X-quang không kết luận được, có thể sử dụng một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác là cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI). Chụp CT và MRI có thể cho bác sĩ chi tiết về xương và khớp. Chụp MRI cho thấy những vết đứt tại dây chằng rất nhỏ hoặc mảnh mà việc chụp X-quang không thể xác định được.

Tổng hợp tất cả các dữ liệu cách hoạt động, lao động, chơi thể thao, cơ chế chấn thương, phối hợp thêm các dữ liệu về chẩn đoán như X- quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ kể trên, để có thể đưa ra kết luận về tình trạng và mức độ chấn thương bong gân, từ đó lên kế hoạch điều trị chi tiết.

Phương pháp điều trị bong gân chân

Bong gân chân là tình trạng tổn thương dễ gặp phải do đó việc nắm rõ các phương thức điều trị sẽ rất có ích đối với mọi người. Trước hết, khi người bệnh bị trật chân cần bình tĩnh và tự mình kiểm tra xem có phải bản thân đã bị bong gân không. Cách kiểm tra nên xoay nhẹ phần cổ chân hoặc đứng lên và bước đi. Nếu không thấy cảm giác đau nhói hoặc sưng thì chấn thương đó vẫn bình thường và không phải bị bong gân. Ngược lại, nếu cảm thấy đau và ở cổ chân dần bị sưng lên thì có thể khẳng định đã bị bong gân chân.

Phương pháp điều trị bong gân chân
Phương pháp điều trị bong gân chân

Các bước điều trị bong gân chân

Điều trị

Hầu hết các trường hợp bong gân chân không cần phẫu thuật. Có 3 bước điều trị bong gân chân từ mức độ nhẹ đến nặng:

  • Bước 1: Bạn cần nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nề
  • Bước 2: Tập luyện nhằm sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ
  • Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày

Quá trình này phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6-12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.

Điều trị tại nhà:

Đối với bong gân mức độ nhẹ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

  • Nghỉ ngơi, không đi lại trên chân bị chấn thương
  • Chườm đá tại vị trí sưng nề. Mỗi lần chườm 20-30 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần. Không chườm đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp vải khăn
  • Băng chun. Sử dụng băng chun băng ép nhẹ xung quang khớp cổ chân
  • Kê cao chân. Trong vòng 48 giờ đầu, nên kê cao chân cao hơn mức tim
  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề thông thường như Ibuprofen, alphachoay …

Đến bệnh viện

Những trường hợp bong gân mức độ vừa và nặng (khớp cổ chân sưng nề nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài việc giảm đau, chườm đá, kê cao chân, còn phải bất động.

Bất động bằng bột từ 1/3 trên cẳng chân xuống bàn ngón chân (bột bốt) trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Sau bó bột là giai đoạn tập luyện.

Phẫu thuật

Bong gân rất hiếm khi phải phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định cho những bong bân mức độ nặng, điều trị bảo tổn không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững.

Phẫu thuật nội noi: sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, lấy bỏ các mảnh bong sụn khớp (chuột khớp) nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

Một số lưu ý khi điều trị bong gân chân

Bong gân chân sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít của cấn thương. Dấu bầm tím quanh vết thương do máu tụ lại, nóng lên và ấn đau. Sau khi bạn bị chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân.

Mẹo lâu nay nhiều bệnh nhân vẫn truyền miệng nhau để thực hiện đó là chườm nóng, xoa dầu nóng… vào chỗ bong gân, đây là việc làm sai lầm khoi dùng phưng pháp điều trị này. Nếu sau khi bị bong gân, chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn các khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi. Hậu quả là nhiều khi bong gân chân phải mất đến gần nửa năm mới về bình thường. Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh và các vết thương. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh.

Phương pháp xử lý vết thương là sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Tránh không chườm nước đá  trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. Băng ép bằng cách sử dụng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông. Mục đích không để máu dồn xuống chân làm sưng chân và sau đó nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn xử trí tiếp, giúp bong gân nhanh khỏi.

Lưu ý: Để hạn chế bong gân chân, chị em, phụ nữ nhất là ngoài 40 tuổi không nên đi giày cao gót quá 7cm lại vừa chật, sẽ làm bàn chân co duỗi không thoải mái, dễ bị bong gân và sẽ lâu lành, vì khi càng lớn tuổi, tình trạng cơ xương khớp không còn được chắc chắn.

Cách phòng ngừa bong gân chân

Bong gân chân có thể gặp phải bong gân bất cứ lúc nào, nhưng vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh nguy cơ chấn thương bong gân.

Khởi động kĩ các khớp trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao: Hãy dành thời gian cho cơ và khớp được làm nóng, căng giãn từ từ trước khi vận động mạnh.

  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Hoạt động vừa phải mỗi ngày sẽ tốt hơn hoạt động mạnh chỉ một hoặc hai lần một tuần. Điều này giúp cơ bắp mềm mại và linh hoạt, chúng có thể nhanh chóng phục hồi và tăng cường theo thời gian. Giả sử không thể tập thể dục đủ 30 phút mỗi ngày, hãy chia nhỏ thành ba khoảng thời gian 10 phút tập thể dục. Ngay cả khi đi bộ ngay sau bữa trưa cũng có ích với sức khỏe bản thân.
  • Hãy chú ý tới thời tiết, địa hình, mặt đường chạy bộ hay chơi thể dục, thể thao. Trời mưa, đường trơn trượt, gồ ghề sẽ khiến tăng nguy cơ trượt ngã và bong gân.
  • Nghỉ giải lao phù hợp: Hãy lắng nghe cơ thể để biết bản thân nên ngừng tập luyện sao cho phù hợp. Nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian tập luyện kéo dài để cơ, khớp có thời gian hồi phục, tránh căng cơ kéo dài.
  • Hãy sử dụng các thiết bị, dụng cụ thể thao như giày chạy, quần áo phù hợp. Giày chạy sai kích cỡ, kém chất lượng sẽ không cung cấp sự hỗ trợ cần thiết và gia tăng nguy cơ chấn thương.
  • Làm việc an toàn trong lao động và trong sinh hoạt, tránh nguy cơ ngã khi phải làm các công việc cần có sự thăng bằng trên các độ cao.

Tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể:

Thăng bằng của cơ thể được xây dựng dựa trên 3 trụ cột: hoạt động thị giác, thụ thể thần kinh cảm giác sâu, cảm giác tư thế ở khắp mọi nơi trên cơ thể và hệ thống tiền đình. Hãy đảm bảo bản thân không có bệnh lý nghiêm trọng ở 3 hệ thống trên hoặc điều trị triệt để trước khi tham gia thể thao để tránh nguy cơ chấn thương nhất có thể.

Chủ động cải thiện khả năng giữ thăng bằng cũng có thể giúp ngăn ngừa chấn thương. Để làm được điều này là tập giữ thăng bằng bằng một chân khi đánh răng hoặc vận động thể dục. Các dây thần kinh ở bàn chân và mắt cá chân sẽ điều chỉnh và huấn luyện cơ khớp ở vùng thắt lưng và chi dưới để tăng cường khả năng kiểm soát chuyển động của bản thân.

Một chế độ ăn lành mạnh để xây dựng cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai với đầy đủ các thành phần cần thiết như: carbohydrate, Protein, vitamin và khoáng chất, cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải cần thiết.

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp của mình, tránh thừa cân, béo phì. Hãy tưởng tượng bản thân đang chạy với một trọng lượng cơ thể lớn, bất cứ khi nào đổi hướng hoặc có va chạm nhẹ từ cổ chân, phần cơ thể nặng nề sẽ không kịp điều chỉnh và tiếp tục theo quán tính lao về phía trước. Do đo chấn thương bong gân chân là không thể tránh khỏi.

Khi bị bong gân chân nên ăn gì và kiêng gì?

Dưới đây là những thực phẩm người bệnh cần bổ sung để giúp tình trạng bong gân phục hồi nhanh chóng hơn:

Khi bị bong gân chân nên ăn gì?

Rau củ quả

Rau củ quả là nguồn thực phẩm có chứa nhiều oxi hóa, có công dụng chống lại stress oxi hóa – nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm. Những loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau họ cải, rau ngót… sẽ có công dụng tốt nhất, và nằm trong nhóm đầu danh sách thực phẩm bệnh nhân bị bong gân nên ăn

Protein có chất lượng cao

Protein rất cần thiết cho cơ thể sản sinh và phục hồi cơ bắp. Trong điều trị bong gân, Protein là một dưỡng chất không thể thiếu vì nó có công dụng phục hồi tình trạng viêm nhanh chóng. Nên sử dụng thực phẩm bổ sung Protein từ hữu cơ để đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất.

Các loại quả mọng

Những loại quả mọng có chứa rất nhiều vitamin C – là một dưỡng chất cực kỳ tốt cho quá trình phục hồi. Vitamin C có công dụng giúp cơ thể sản xuất colagen, protein chất dinh dưỡng này còn giúp liên kết các tế bào và mô khắp cơ thể.

Thực phẩm giàu kali

Sử dụng thực phẩm giàu Kali cũng là nhóm mà người bị bong gân nên sử dụng. Kali có nhiều trong nước dừa, chuối, bơ giúp tăng tốc độ phục hồi khi bị bong gân.

Nước hầm xương

Nước hầm xương cũng là một loại thực phẩm không thể bỏ qua trong quá trình điều trị bong gân. Vì nước hầm xương có chứa nhiều glucosamine – một dưỡng chất rất tốt cho xương, gân, khớp với công ddụng chính là làm giảm đau nhanh chóng.

Những thực phẩm cần tránh khi bị bong gân

Trong quá trình điều trị bong gân phục hồi nhanh chóng và không gây nên những tổn thương hay di chứng khác, Người bệnh cần loại bỏ những thực phẩm sau trong bữa ăn của mình

Đồ uống có cồn và cafein

Bia rượu và những thức uống có cafein là một nguồn nguy hiểm ở người bị bong gân. Vì bên cạnh việc kéo dài thời gian viêm và còn góp phần gia tăng sự loãng xương, gia tăng calci – loại khoáng chất có thể tự phục hồi vết thương.

Muối và natri

Muối và natri có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. Tác hại của muối và natri là làm suy giảm kali dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình điều trị. Đây là những thực phẩm mà bệnh nhân bị bong gân không nên ăn.

Đường và ngũ cốc tinh chế

Bổ sung nhiều đường có thể sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm Sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương và sẽ khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Dầu ăn bão hòa và những thực phẩm chiên rán

Trong dầu ăn có chứa nhiều acid béo omega-6 làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch và ung thư. Nó có thể kích thích phản ứng viêm hoặc các bệnh tự nhiễm. Làm triệu chứng các bệnh viêm gân trở nên nặng hơn.

Một số câu hỏi khi bị bong gân chân

Bong gân chân có thể gặp phải bất cứ ở đâu bất cứ khi nào và sau đây là một số câu hỏi bệnh nhân thường thắc mắc khi gặp bong gân chân.

Khi bị bong gân chân cần làm gì?

Sau khi bong gân bạn nên chườm lạnh ngay lập tức dù lúc này chườm lạnh có thể gây cảm giác đau tức, khó chịu. Tuyệt đối không sử dụng dầu, rượu thuốc hay thực hiện chườm nóng sẽ khiến khớp sưng to hơn và tình trạng trở nên trầm trọng và nặng hơn. Có thể dùng băng ép ngay khi xác định được chấn thương bằng cách dùng băng thun nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.

Bong gân chân bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi khi bị bong gân còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bạn:

Độ 1 bong gân nhẹ: Thời gian phụ hồi sẽ mất khoảng 4-6 tuần.

Độ 2 bong gân trung bình: Thời gian phục hồi khoảng 6-8 tuần.

Độ 3 bong gân nặng: Ở mức độ này yêu cầu cần được điều trị tích cực mới có thể phục hồi hoàn toàn, thời gian điều trị có thể kéo dài tới 12 tuần.

Bong gân chân có thể tự khỏi được không?

Nếu ở cấp độ 1, bạn có thể tự theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ và dây chằng có thể tự phục hồi. Tuy nhiên ở cấp độ 2 và 3, khi dây chằng đã tổn thương nhiều, đôi khi đứt hoàn toàn bắt buộc cần phải điều trị y tế tích cực thậm chí là phẫu thuật. Trường hợp phải phẫu thuật tái tạo dây chằng, người bệnh sẽ phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để dây chằng phục hồi hoàn toàn. Nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan cho rằng bong gân chỉ là một chấn thương nhỏ và sẽ tự khỏi mà không ảnh hưởng gì, vì vậy không nghỉ ngơi chăm sóc tốt khiến chấn thương bong gân càng trở nên nghiêm trọng, biến chứng viêm sưng tác động không nhỏ đến khả năng vận động sau này.

Bài viết trên đây của Nhà thuốc AZ xin cung cấp mốt số thông tin liên quan về bệnh Bong gân chân, nếu còn thắc mắc gì liên hệ Hotline 0929.620.660 hoặc truy cập Wedsite: Nhathuocaz.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhà thuốc AZ xin trần thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết này.