Gân máu ở mắt là một triệu chứng chắc hẳn ai cũng đã từng mắc phải. Khi thấy mắt của mình bị nổi gân máu đỏ, nhiều người thường cảm thấy rất lo lắng. Vậy tình trạng mắt nổi gân máu có thật sự nguy hiểm không?
Đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn”, vì thế bạn không nên chủ quan với bất cứ vấn đề gì ở mắt. Một ngày đẹp trời, bạn phát hiện mắt mình có nhiều tia máu đỏ bởi các vệt máu li ti tình trạng lòng trắng mắt, kèm theo một số triệu chứng khác như căng tức và nhức mỏi mắt bởi nó có thể là do một số bệnh lý gây ra. Có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây là tình trạng xuất huyết dưới kết mạc và đây là căn bệnh lành tính.
Gân máu ở mắt là bệnh gì?
Gân máu ở mắt là bệnh gì? Để có đáp án chính xác người bệnh cần được thăm khám và xác định bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Khi bạn được thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thao tác lật mí và kiểm tra từng bên mắt của bạn.
Bác sĩ sẽ khám để kiểm tra các dấu hiệu của mắt, chẳng hạn như có chảy nước mắt hay không, mắt người bệnh có nhạy cảm với ánh sáng hay có nhiều gỉ hay không. Dựa vào các biểu hiện ở mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ phân biệt được nguyên nhân mắt bị nổi gân máu đỏ là do cương tụ mạch máu ở giác mạc hay kết mạc.
Gân máu ở mắt có nguy hiểm không?
Khi đã được các bác sĩ xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng mắt bị nổi gân máu, bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của mắt. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh lý ở mắt như viêm kết mạc hay xuất huyết dưới kết mạc gây nên tình trạng mắt nổi nhiều gân máu đa phần không quá nguy hiểm. Bệnh gân máu ở mắt sẽ thường tự khỏi sau khoảng 10-14 ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp bị viêm kết mạc do các vi khuẩn có thể gây ra biến chứng hoặc bội nhiễm nếu không vệ sinh mắt đúng cách. Do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc nhỏ mắt mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Mắt nổi nhiều gân máu không nguy hiểm nhưng có thể là căn bệnh lây lan cho người sung quanh nếu là viêm kết mạc. Do đó, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với người khác khi bị viêm kết mạc.
Gân máu trong mắt ở trẻ sơ sinh
Nhiều bố mẹ lo lắng khi phát thấy mắt trẻ sơ sinh có vết đỏ và băn khoăn liệu tình trạng này có nguy hiểm đến thị lực hay sức khỏe của trẻ không. Vết đỏ hoặc các cục máu đỏ xuất hiện trong mắt trẻ sơ sinh là biểu hiện đặc trưng của tình trạng xuất huyết dưới kết mạc khá phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người trưởng thành, xuất huyết kết mạc thường xảy ra do ho quá nhiều. Nguyên nhân làm thay đổi áp suất đột ngột có thể làm vỡ mạch máu và gây chảy máu. Vì vậy, trong trường hợp xuất huyết dưới kết mạc mắt có thể là một dấu hiệu của tăng huyết áp.
Xuất huyết dưới kết mạc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng căn bệnh này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh phải trải qua các chấn thương khi sinh nở. Áp lực mạnh và thay đổi quá trình chuyển dạ có thể khiến cho các mạch máu trong mắt trẻ sơ sinh bị vỡ.
Áp lực mà trẻ sơ sinh phải chịu từ các cơn gò tử cung lúc chuyển dạ và thường gây nên tình trạng xuất huyết dưới kết mạc do làm tăng áp suất bên trong lòng mạch máu đến giá trị cực đại và vỡ mạch máu. Những đứa trẻ sinh ra thừa cân có nguy cơ gặp phải những dạng tổn thương này cao hơn.
Xuất huyết dưới kết mạc mắt có thể xảy ra khi chuyển dạ có dùng dụng cụ hỗ trợ giúp trẻ ra ngoài nhanh hơn khi bé bị kẹt hoặc suy thai trong chuyển dạ. Các phương tiện hỗ trợ sinh thường được dùng phổ biến nhất là forceps hoặc giác hút.
Nguyên nhân gây ra gân máu ở mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trong mắt nổi tia máu đỏ, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do viêm kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc. Sau khi được bác sĩ thăm khám lâm sàng, dựa vào số lượng tia và gân màu đỏ nhiều hay ít, vị trí xuất hiện ở cùng mạc hay kết mạc (cương tụ mạch máu nông) và rìa giác mạc (cương tụ mạch máu sâu) bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến mắt bị nổi đỏ.
Viêm kết mạc
Các gân máu đỏ trong mắt được xác định là biểu hiện của bệnh viêm kết mạc mắt:
– Gân màu đỏ nhiều, các tia máu thường nhỏ li ti và xuất hiện ở tròng trắng mắt.
– Mắt cảm giác cộm, ngứa nhiều
– Mỏi mắt
– Mắt nhạy cảm với ánh sáng
– Chảy nước mắt và có xuất hiện gỉ dính chặt mí mắt
– Mắt bị sưng
Bệnh viêm kết mạc (hay thường gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc một số loại vi rút gây ra. Căn bệnh này có thể lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc nước bọt của người bị bệnh. Do đó, bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan thành dịch nếu người bệnh không được cách ly và hạn chế tiếp xúc.
Khi phát hiện mắt nổi gân máu đỏ, bệnh nhân cần đến khám tại bệnh viện mắt. Nếu xác định mắt bị viêm kết mạc, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dùng để điều trị.
Xuất huyết dưới kết mạc
Nếu mắt bị nổi gân máu đỏ có những đặc điểm sau, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh do xuất huyết dưới kết mạc:
– Các gân máu thường nhiều, to và xuất hiện ở tròng trắng ở một bên mắt.
– Các gân máu không gây đau cho bệnh nhân
– Thị lực không bị ảnh hưởng
– Mắt không bị tiết dịch
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết dưới kết mạc, chẳng hạn như:
– Bệnh nhân gặp chấn thương ở vùng mắt hoặc đầu mặt khiến các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị vỡ.
– Bệnh nhân mắc bệnh rối loại đông máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông trong điều trị bệnh về tim mạch.
– Xuất huyết dưới kết mạc do tăng hay giảm áp đường thở bất chợt thường gặp ở thợ lặn dưới biển.
– Tình trạng xuất huyết dưới kết mạc có thể cũng do nhiễm xoắn khuẩn hoặc vi rút gây bệnh viêm kết mạc.
– Do cơ thể bệnh nhân thiếu vitamin K, vitamin C.
– Do bệnh nhân nôn ói mạnh, hắt hơi, ho nhiều, do mang vác nặng khiến hệ tĩnh mạch phần đầu mặt bị tăng áp.
– Nguyên nhân do phẫu thuật khúc xạ mắt có sử dụng các dụng cụ áp lực tâm nhằm cố định mắt.
Khi mắt nổi nhiều gân máu thì phải làm gì?
Khi người bệnh phát hiện mắt có những tia máu đỏ ở lòng trắng, người bệnh không nên dụi mắt vì sẽ khiến mắt càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên làm lúc này đó là vệ sinh mắt đúng cách và để mắt được nghỉ ngơi để tránh xung huyết nghiêm trọng và lan rộng hơn.
Trong trường hợp, người bệnh không có chấn thương trước đó, thì chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách khoảng 10 đến 14 ngày, những tia máu đỏ trong mắt sẽ tan ra và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắt có nhiều tia máu đỏ lại kèm theo những biểu hiện như đau nhức mắt, mỏi mắt, trước đó bị chấn thương mắt hay vùng đầu mặt, người bệnh có tiền sử bị tăng huyết áp,… gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh về mắt
Mắt lồi to, mí mắt xệ hoặc chùng xuống: Triệu chứng này cũng có thể coi là các dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc khối u. Các khối u hoặc bệnh ung thư có thể phát triển trong mắt hoặc ở những nơi khác trong cơ thể người bệnh.
Mắt liên tục bị khô và nhạy cảm với ánh sáng: Đó có thể là bệnh tự miễn như Sjogren, có thể khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến tạo độ ẩm, dẫn đến khô mắt.
Đốm trắng trên mắt: Đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bệnh nhân nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
Mắt đỏ ngầu: Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể bị cao huyết áp. Các mạch máu trong mắt bị hỏng chỉ ra rằng cao huyết áp đã gây ra các mạch máu ở võng mạc xoắn lại, khiến chúng vỡ ra, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc trụy tim.
Ngứa mắt: Người bệnh có thể bị dị ứng. Cơ thể sản xuất histamine, gây ngứa. Không chỉ ở mắt có thể ảnh hưởng đến mũi, họng, da.
Mắt mờ: Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bởi thị lực bị suy giảm, mờ mắt do lượng đường huyết tăng cao có thể khiến cho dịch di chuyển tới mắt và thủy tinh thể từ đó cũng thay đổi kích thước.
Quầng thâm trên mắt: Là dấu hiệu thiếu hụt iron trong máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.
Điểm vàng ở mí mắt: Hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.
Phương pháp điều trị mắt nổi gân máu
Khi thấy gân máu nổi nhiều ở mắt mà chưa xác định được chính xác nguyên nhân do đâu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tình trạng xung huyết lan rộng ra, đảm bảo không tác động đến mắt như dụi hay chà sát để tránh tình trạng cảu mắt tệ hơn.
Thông thường, mắt bị nổi gân máu có thể sẽ tự động khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là phương pháp điều trị gân máu nổi đỏ ở mắt tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh
Điều trị nổi gân máu ở mắt do viêm kết mạc
Điều trị viêm kết mạc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Đối với viêm kết mạc do virus: Có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp như chườm mát, vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
Bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bằng kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc tra mắt.
Viêm kết mạc do dị ứng: Tình trạng này sẽ bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc chống dị ứng và nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt. Sau đó, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và đề phòng.
Điều trị nổi gân máu ở mắt do xuất huyết dưới kết mạc
Nổi gân máu ở mắt do xuất huyết dưới kết mạc có thể trông đáng sợ, tuy nhiên tình trạng này thường không gây hại cho mắt, các gân máu đỏ cũng sẽ tự hết trong khoảng từ 10ng đến 14 ngày. Xuất huyết dưới kết mạc thường xảy ra mà không phải do tổn thương, do đó cũng không cần phương án điều trị nào.
Ngăn ngừa tình trạng gân máu ở mắt?
Gân máu nổi đỏ ở mắt tuy là một tình trạng lành tính và không gây biến chứng nặng nhưng bệnh nhân cũng cần hạn chế tối đa việc mắc phải tình trạng mắt nổi nhiều gân máu. Việc xảy ra tình trạng này thường xuyên có thể gây rò rỉ các mạch máu trên nhãn cầu. Người bệnh có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt khi thực hiện một số biên pháp sau:
– Vệ sinh cho mắt thường xuyên bằng nước sạch
– Nên sử dụng khăn mặt riêng, không sử dụng chung khăn với người đang bị đau mắt đỏ
– Nên dùng mắt kính để bảo vệ mắt khi làm việc hoặc ra ngoài môi trường có nhiều khói bụi
– Không dùng tay dụi vào mắt
– Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E, vitamin A tốt cho sức khỏe của mắt
– Cuối cùng, nên thăm khám bác sĩ nhãn khoa mắt định kỳ hoặc khám ngay khi mắt có những dấu hiệu bất thường. Điều trị đúng cách sớm cũng là phương pháp bảo vệ sức khỏe mắt về lâu dài.
Một số phương pháp hiệu quả để có một đôi mắt khỏe đẹp
Để có một đôi mắt khỏe đẹp, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
– Nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho mắt để đôi mắt đẹp và khỏe từ bên trong. Một số thực phẩm tốt cho mắt như: cà rốt, cam, một số loại rau màu xanh đậm, một số loại cá,… và đặc biệt người bệnh nên sử dụng đủ nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ khô mắt hay tình trạng đục thủy tinh thể.
– Ngủ đủ giấc: Cũng giống như những cơ quan khác, sau một ngày làm việc bận rộn mắt cần được nghỉ ngơi. Mỗi ngày nên ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng để giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp.
– Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với các loại tia cực tím: Nếu thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, mắt sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh lý, nhất là nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vì vậy, hãy bảo vệ mắt bằng việc đeo kính râm và đội mũ có vành rộng nếu phải ra ngoài khi trời nắng.
– Hạn chế để mặt tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và tivi,… Lạm dụng những thiết bị này sẽ gây hại cho thị lực.
– Có thể tham khảo và thực hiện các bài tập để cải thiện sức khỏe của mắt.
– Thăm khám sức khỏe mắt định kỳ để sớm phát hiện bất thường xảy, từ đó điều trị sớm và phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng ở mắt.
*Nhà thuốc AZ chúng tôi xin cung cấp về thông tin về bệnh Gân máu ở mắt nếu bạn còn thắc mắc gì liên hệ 0929.620.660 hoặc truy cập Wedsite https://nhathuocaz.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.